Các nghiên cứu về cơ thể người cho thấy các chất bổ sung như kẽm còn được gọi là khoáng sản sinh sản vì chúng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa các chức năng của cơ quan sinh dục. Nghiên cứu của Đại học bang Pennsylvania, Mỹ, đã cho thấy hàm lượng kẽm thấp có thể tác động đến sự phát triển của trứng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Thế nhưng, yếu tố này lại thường bị bỏ qua.
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về khả năng sinh sản vì số lượng các cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc có con đang ngày một tăng lên. Một trong những nghiên cứu được nhiều người chú ý là nghiên cứu về các vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển, khả năng tồn tại và chất lượng của các tế bào trứng. Trong số các vi chất dinh dưỡng này, kẽm là thành phần quan trọng nhất.
Nghiên cứu cho thấy khoáng chất này có tác dụng điều chỉnh hormone, hỗ trợ việc phân chia tế bào trong quá trình trứng phát triển và giúp duy trì một môi trường tốt nhất cho buồng trứng.
Buồng trứng được tạo thành từ khoảng một triệu cấu trúc được gọi là nang, trong đó một tế bào trứng được hỗ trợ bởi các tế bào soma. Đa phần các nghiên cứu hiện tại đều tập trung vào giai đoạn nang bắt đầu trưởng thành cho đến lúc rụng trứng. Giai đoạn này còn được gọi là antral.
Trong nghiên cứu được công bố vào tháng 4/2018, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận một phương pháp mới và tập trung vào giai đoạn tiền antral, tức là giai đoạn nang vẫn đang phát triển. Giai đoạn này bắt đầu 90 ngày trước khi trứng rụng.
Những nghiên cứu trước đây đều cho thấy hàm lượng kẽm rất quan trọng trong nang nhưng vẫn chưa có ai thử nghiệm những ảnh hưởng của việc thiếu kẽm đến sự tăng trưởng nang.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập các nang trứng từ chuột và nuôi dưỡng chúng trong hai môi trường giống với môi trường trong buồng trứng nhưng một môi trường có hàm lượng kẽm bình thường và một trong môi trường thiếu kẽm. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy việc thiếu kẽm có thể làm giảm khả năng phân chia của tế bào trứng, một bước cần thiết để quá trình thụ tinh thành công. Thậm chí, điều này vẫn tồn tại dù đã bổ sung kẽm sau đó. Ngoài ra, môi trường thiếu kẽm cũng có thể làm gián đoạn sự phát triển tế bào nang, dẫn đến trứng nhỏ và ít tế bào soma hơn.
Nhìn chung, những phát hiện này cho thấy việc thiếu kẽm có thể ức chế khả năng tạo ra trứng có khả năng thụ tinh của cơ thể. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy những ảnh hưởng đến khả năng thụ thai thường bắt đầu sớm hơn nhiều so với những gì mọi người vẫn nghĩ và những tác hại này khó có thể ngăn chặn.
Theo: hellobacsi.com
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Bạn đang đọc báo người Việt tại Mỹ - Vinacircle. Mọi đóng góp về nội dung xin gửi về địa chỉ email: content@vinacircle.com. Xin cảm ơn!
Lý giải những nguyên nhân gây ra bệnh "vô cảm"
11 lợi ích của ngủ không mặc quần lót đối…
Enzyme Pepsin, chất quan trọng trong hệ thống trao đổi…
Làm thế nào khi trẻ lỡ uống phải dầu hỏa
Phương pháp xóa xăm bằng laser và tác dụng phụ
Slime - chất nhờn ma quái và hậu quả khôn…
3 tư thế "yêu" trong phòng tắm giúp cặp đôi…
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của Chà Là…
L-Carnitine: Lợi ích và liều lượng an toàn khi sử…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX