Vì sao chúng ta cảm thấy có người đang nhìn trộm mình?
Quyền Văn 12/03/2016 11:00 PM
Thỉnh thoảng chúng ta cảm thấy như có ai đó đang nhìn mình mặc dù người đó không ở trong tầm nhìn của mắt. Liệu đây có được coi là “giác quan thứ sáu” hay chỉ đơn giản là một hiện tượng tâm lý thông thường?

Harriet Dempsey Jones - một bác sỹ đến từ khoa Thần kinh học (Đại học Oxford, Anh) cho rằng đây chỉ là một “trò ảo thuật” của bộ não.

Cấu trúc mắt của con người có khả năng đáp ứng việc tìm kiếm cái nhìn chính diện. Phần lòng trắng mắt lớn giúp nhận biết hướng nhìn của người khác. Nhờ vậy, chúng ta biết được những người xung quanh có đang nhìn mình hay không mà không cần phải nhìn trực tiếp vào mắt của họ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, não người tiếp nhận thông tin quá nhạy cảm để nhận biết ánh mắt từ người khác. Vì thế, các phán đoán này chưa hẳn đã đúng hoàn toàn.

Liệu có đúng như những gì mà các nhà khoa học nghiên cứu? 
Ảnh: Yan.vn

Một số người cho rằng: những lần bắt gặp ánh mắt của người đứng sau lưng - hoàn toàn không nằm trong tầm nhìn, thuộc khả năng đặc biệt của con người và được coi là “giác quan thứ sáu”. Nhưng hoàn toàn không phải vậy!

Qua nhiều thí nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những người có thói quen theo dõi người khác sẽ cảm nhận xung quanh tốt hơn. Giả sử khi bạn có cảm giác ai đó đang nhìn mình, theo phản xạ, cơ thể và ánh mặt bạn sẽ ngay lập tức hướng về phía người đó.

Cảm giác có người nhìn mình không phải là khả năng đặc biệt, mà nó chỉ đơn giản là hiện tượng tâm lý thông thường của con người.
Ảnh: yan.vn

Do cấu trúc và cách thức hoạt động của đội mắt, cảm giác có người đang nhìn mình không phải là khả năng đặc biệt hay “giác quan thứ sáu”, mà đó chỉ là một hiện tượng tâm lý thông thường của con người.

Theo: Yan.vn

Author: Quyền Văn

News day