Chàm là một căn bệnh về da khá phổ biến, có trên khắp thế giới và là bệnh thường thấy nhất. Hình thức phổ biến nhất của bệnh chàm là viêm da dị ứng. Các bệnh da xếp vào nhóm bệnh “chàm” tại hầu hết các quốc gia được dùng để chỉ một phạm trù riêng biệt lớn nhất trong các chẩn đoán da liễu.
Bệnh chàm thường tiến triển thành năm giai đoạn: Tấy đỏ, nổi mụn nước, chảy nước, da nhẵn và bong vảy da. Người bị bệnh chàm, mụn nước sẽ tập trung thành từng đám trên nền da đỏ dẫn đến ngứa ngáy vô cùng, nếu gãi sẽ khiến các mụn nước bị vỡ, các dưỡng bào sẽ phóng thích ra các histamin gây ngứa thêm.
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm khá đa dạng và phức tạp, chủ yếu là do 3 nguyên nhân chính:
Do cơ địa cơ thể bệnh nhân:
• Bệnh thường có tính chất gia đình, di truyền: Tiền sử trong gia đình bệnh nhân có người bị bệnh chàm thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này càng cao.
• Do rối loạn các hoạt động của cơ thể: Các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn chức năng như bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết cơ thể thay đổi cũng là nguyên nhân gây ra bệnh chàm rất phổ biến.
• Bệnh nhân mắc phải một số căn bệnh: Suyễn, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm đại tràng, các bệnh về thận, viêm tai,…
Do nguyên nhân dị nguyên:
• Do nghề nghiệp phải tiếp xúc với các hóa chất gây bệnh như xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,…
• Do tiếp xúc với đồ dùng hàng ngày gây dị ứng: Quần áo, chăn màn, giày dép, khăn len, mực in từ các tờ báo, kem bôi mặt, kem cạo râu,…
• Do ăn phải các thức ăn lạ, không phù hợp cơ địa: Cá biển (đặc biệt là cá ngừ), mực, trăn, tôm, cua,…
Do sức đề kháng cơ thể yếu, chế độ ăn uống hàng ngày thiếu khoa học:
• Sức khỏe và khả năng đề kháng của bạn hạn chế là nguyên nhân khiến bệnh dễ phát sinh và nhanh chóng lây lan trên diện rộng của bề mặt da.
• Chế độ ăn uống thiếu cân bằng, thiếu hụt vitamin, ăn nhiều các thức ăn có đạm cao như tôm, cua, bò, gà, vịt xiêm, ba ba, ăn nhiều gia vị có tính cay nóng…
Hiện này chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh chàm, các bạn có thể thức hiện một số biện pháp sau đây để giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh chàm.
Các biện pháp bao gồm:
- Không nên tắm quá nhiều và tắm lâu.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên sau khi tắm.
- Tắm nước ấm không quá nóng, sử dụng xà phòng nhẹ.
- Hạn chế tiếp xúc các chất kích thích đặc biệt như xà phòng, nước hoa, chất tẩy rửa, đồ trang sức, những chất gây kích thích.
- Mặc quần áo rộng (các loại vải sợi bông ít khó chịu hơn những loại sợi tổng hợp, len).
- Tránh sử dụng các thực phẩm gây dị ứng.
- Tập thể dục, thiền, các biện pháp tâm lý giảm căng thẳng gây kích thích bệnh chàm.
- Đeo găng bảo vệ khi tiếp xúc với công việc hàng ngày đặc biệt là thường xuyên tiếp xúc với nước.
- Tránh các hoạt động làm đổ mồ hôi nhiều cũng như thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm ngay cả trong mùa đông (không khí bị khô), vào mùa hè hạn chế sử dụng vì dùng điều hòa làm giảm độ ẩm trong không khí.
- Duy trì nhiệt độ mát trong phòng ngủ, quá nóng gây đổ mồ hôi dẫn tới kích ứng, gây ngứa.
- Vệ sinh và chăm sóc da cẩn thận ngay khi không xuất hiện biểu hiện của bệnh chàm.
Chúc các bạn thành công!
Lý giải những nguyên nhân gây ra bệnh "vô cảm"
11 lợi ích của ngủ không mặc quần lót đối…
Enzyme Pepsin, chất quan trọng trong hệ thống trao đổi…
Làm thế nào khi trẻ lỡ uống phải dầu hỏa
Phương pháp xóa xăm bằng laser và tác dụng phụ
Slime - chất nhờn ma quái và hậu quả khôn…
3 tư thế "yêu" trong phòng tắm giúp cặp đôi…
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của Chà Là…
L-Carnitine: Lợi ích và liều lượng an toàn khi sử…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX