Bịt mắt, chỉ sờ tay mà đọc được chữ
Sưu tầm 08/31/2017 07:30 PM
Trên thế giới có hàng trăm người qua tập luyện có thể qua tay mà biết được màu sắc đồ vật và đọc được chữ. Các thầy thuốc Liên Xô (cũ) là những người đầu tiên phát hiện ra giác quan mới này ở cô gái có tên Roda Culexova.

Năm 1960, cô gái này phụ trách nhóm kịch của những người mù. Thấy người mù sờ đọc sách chữ nổi, cô thử bịt mắt, tập đọc sách bằng tay và bí mật chơi một mình cái trò chơi ấy suốt mấy năm trời. Khi vào bệnh viện chữa động kinh, Roda nhắm mắt và sờ biết màu áo, hình in trên tem, bao diêm, bao thuốc lá… Khi biệt tài của Roda bị mấy cô bạn tiết lộ, bác sĩ thử lồng sách vào vỏ gối, bảo Roda một tay bịt mắt, tay kia thọc áo gối sờ chữ. Kết quả là cô đã đọc luôn cả hai trang sách.

Ảnh: pixabay.com

Bằng khuỷu tay và ngón chân, Roda cũng đọc được những trang in chữ to bỏ trong phong bì, những chữ số mà ngón tay viết lên không khí trên một tờ giấy trắng, như thể nhận biết dấu vết hơi ấm ngón tay người vừa viết. Cô nói: “Lúc đọc sách, tôi có cảm giác nóng ấm trên các ngón tay khi gặp màu đen, cảm giác lạnh khi gặp màu trắng”.

Tại Viện lý sinh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, một viện sĩ đã bịt mắt Roda bằng vải đen nhồi bông, người khác lấy thêm tập họa báo dày che mắt cô, còn một người nữa đặt dưới bàn chân trần của cô, cách 5 cm, một tờ báo. Roda vẫn đọc được tờ báo ấy. Khi nhắm mắt, cô nhận biết được người và vật đứng cách xa 2 - 3 m.

Khả năng này cũng có ở một số em bé mù do Roda huấn luyện, đặc biệt là Xasa Nikiphorop. Em nhìn bằng da rõ đến mức đi đường không cần chống gậy và người dắt.

Hoạ sĩ Borit Masulep cũng bịt mắt, tập sờ giấy màu đặt trên kính. Sau mười lăm phút nhập tâm, anh nhận biết được màu vàng có cảm giác nhẵn và xốp, còn màu đỏ dính nhớt. Khi phủ giấy bóng lên, anh cũng nhận ra màu sau đó một lát nhưng khó khăn hơn.

Ảnh: pixabay.com

Roda khi sờ qua kính cũng đọc dễ dàng những chữ đánh máy màu đen. Tuy vậy, cô không đọc nổi chữ trên giấy nến không màu dù chữ hằn rõ hơn. Không gian càng sáng, Roda bịt mắt xem tranh càng rõ. Nhưng nếu tắt đèn thì cô mù tịt. Điều này chứng tỏ việc đọc được chữ bằng da không phải do xúc giác cơ học của da mà là do cảm giác quang học giúp da nhận biết ánh sáng, màu sắc mà không cần áp da vào bề mặt màu.

Thị giác của da nhạy cảm nhất với màu tím, rồi đến màu đỏ (hai rìa của quang phổ), kém nhạy cảm với các màu vàng, xanh da trời.

Người có khả năng nhìn bằng da đồng thời cũng nhạy cảm với các sóng điện từ và nhiệt. Roda Culexova đã tìm ra cách chẩn đoán mấy bệnh làm tăng nhiệt độ một số vùng trên cơ thể. Cô còn có thể đoán ra được ý nghĩ của những người xung quanh…

Theo: maxreading.com

Author: Sưu tầm

News day