Dinh dưỡng hợp lý giúp bạn tăng cường sức đề kháng như thế nào?
Thanh Nhan 03/06/2018 07:30 PM
Trước những tác nhân gây bệnh hoặc sự thay đổi của thời tiết, những người có sức đề kháng cao bao giờ cũng khó nhiễm bệnh hơn. Chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại một số bệnh thông thường và tăng cường chất lượng sống.

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với cơ thể, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của dinh dưỡng.

Giảm tỷ lệ mắc các chứng nhiễm khuẩn, nhất là cảm cúm

Bạn có thể giảm đến 76% nguy cơ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn, trong đó có cả cảm cúm. Ảnh: congly.vn

Điểm tâm là bữa quan trọng nhất trong ngày. Người ăn sáng đầy đủ sẽ ít bị mắc bệnh hơn khoảng 50% so với người không ăn gì vào buổi sáng, do bữa sáng kích hoạt sản xuất hợp chất kháng virus tự nhiên gamma interferon.

Những loại thực phẩm có màu đỏ, vàng, cam như: cà rốt, khoai tây, dưa hấu, cam... vốn dồi dào nguồn bêta carotène. Những thử nghiệm lâm sàng cho thấy, chúng không chỉ giúp làm khoẻ thành đường hô hấp ngăn ngừa vi khuẩn thâm nhập, mà còn tăng cường khoảng 53% khả năng sản sinh bạch cầu để chiến đấu với tật bệnh.

Củng cố hệ miễn dịch

Để duy trì khả năng miễn dịch, nên thường xuyên tiêu thụ sữa chua và tỏi. Ảnh: theshawnstevensonmodel.com

Những thực phẩm như sữa chua hoặc tỏi có chứa hoạt chất kích thích hoạt động hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng.

Tỏi là chất kháng sinh ngăn chặn sự hình thành độc tố do mầm bệnh gây ra như vi khuẩn như E.Coli, Staphalococcus và nhiều vi khuẩn khác. Tỏi còn ngừa bệnh viêm khớp, đau nửa đầu và các chứng viêm khác, nhưng dùng nhiều tỏi dễ bị táo bón. Người bị bệnh loét dạ dày, suy gan, thận tránh dùng tỏi.

Vi khuẩn có lợi trong sữa chua bình thường hóa chức năng của ruột đặc biệt sau khi bị tổn thương do thuốc trụ sinh. Sữa chua chứa một lượng nhỏ lactose, thích hợp với những người có vấn đề về tiêu hóa khi dung nạp các chế phẩm sữa. Các thành phần của sữa chua làm giảm vi khuẩn gây hại cho đường ruột, nhờ trong sữa chua có loại kháng sinh có tác dụng làm chậm quá trình sinh sôi nảy nở của những vi khuẩn độc hại.

Đề phòng ô nhiễm không khí, bụi bặm

Không khí, bụi bặm dễ gây các bệnh như bệnh đường hô hấp, để phòng vệ nên tiêu thụ thực phẩm chứa vitamin C, E, bêta carotène và sêlênium. Nếu khẩu phần ăn không dung nạp đủ các vitamin cần thiết có thể viên bổ sung mỗi ngày hoặc 2 ngày một lần. Vitamin C dễ bị oxy hóa trong không khí và chuyển hóa thành acid dehydroascorbic, vì thế nếu chọn nước cam hoặc chanh thì cần uống ngay.

Ngừa suy nhược

Ăn đủ chất để bổ sung các dinh dưỡng thiết yếu hỗ trợ cơ thể. Ảnh: toplist.vn

Chất đạm có tác dụng hỗ trợ quá trình tổng hợp các neurons thần kinh của não và tham gia vào quá trình tạo hormones chống mệt mỏi và căng thẳng. Nếu cơ thể được cung cấp đầy đủ và đều đặn sẽ tránh tình trạng thiếu chất sắt.

Đường chuyển hóa chậm có trong ngũ cốc, men bia, bánh mì cân bằng tính khí và giải toả căng thẳng. Ưu tiên ăn nhiều rau xanh và hoa quả cung cấp đủ vitamin cần thiết cho cơ thể.

Bia chứa nhiều vitamin nhóm B giúp thư giãn cơ và làm dịu thần kinh, giảm stress và tăng cảm giác hạnh phúc. Bánh quy xoắn và những thực phẩm nhẹ khác chứa carbohydrates, bắp nổ làm tăng trytophan trong máu, loại aminô axít thiết yếu của cơ thể. Ca cao cũng giúp gia tăng endorphin, loại hóa chất giúp khỏe khoắn và vui vẻ một cách tự nhiên.

Author: Thanh Nhan

News day