Những loại cây thích hợp trồng trong nhà
CTV Thu Hiền 02/22/2018 06:00 PM
Chăm sóc cây là một trong những thú vui tao nhã của rất nhiều người. Nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận từ lúc chọn cây để trồng cho đến khi cây phát triển ngày càng xanh tốt. Vậy nên trồng những loại cây nào trong nhà?

1. Những loại cây thanh lọc không khí, không có hoặc rất ít mùi hương:

Cây thường xuân

Ảnh: cayxanhhd.com

Theo các nhà khoa học của NASA, cây thường xuân là một trong những bộ lọc không khí tốt nhất dành cho căn nhà của bạn. Bởi vì “bộ máy" này sẽ loại bỏ 58% phân tử nấm mốc và 60% các chất độc trong không khí chỉ trong 6 giờ.

Không chỉ làm sạch mà thường xuân còn có tác dụng làm mát không gian xung quanh, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Hơn nữa, vì “vóc dáng” mảnh mai, mềm mại nên loài cây cũng được ưu ái rất nhiều khi trang trí nội thất, tô điểm đem đến sự nhẹ nhàng, thanh lịch.

Không chỉ có rất nhiều ưu điểm như vậy, cây thường xuân lại còn khá dễ trồng, và không đòi hỏi sự chăm sóc cầu kì nên rất được ưa chuộng. Chúng phát triển mạnh trong không gian nhỏ hoặc trong phòng có cửa sổ hay nắng nhạt. Ta có thể trồng trong chậu treo bên cửa sổ, hàng rào, hay để nó tự nhiên rủ xuống bên cầu thang, giá kệ,…

 

Cây tuyết tùng

Ảnh: cayvanphonghanoi.net

Đây là loại cây thường được trồng làm cây bonsai trong nhà. Theo các quan niệm tâm linh tại Nhật Bản, đây là một loài cây vô cùng ý nghĩa, họ tin rằng linh hồn người chết và các vị thần ngự trị trong loài cây này.

Về mặt khoa học, cây tuyết tùng có rất nhiều lợi ích:

+ Giúp không khí trong nhà tươi mát.

+ Cung cấp độ ẩm, loại bỏ bụi bẩn. 

+ Giảm bớt triệu chứng đau đầu và đau nửa đầu.

Đi theo cùng những lợi ích này là một cách chăm sóc không quá khó nhưng cũng không dễ chịu như loài thường xuân, cây tuyết tùng đòi hỏi nơi có bóng mát và tưới nước thường xuyên.

 

Cây nha đam

Ảnh: i2.wp.com

Loài cây này triển nhanh, chịu được khô, nóng và ưa sáng. Chúng ta có thể trồng trong chậu nhỏ, lớn tuỳ cây, bày trên bàn, kệ, bậu cửa sổ,… Ngoài ra, nha đam có khả hấp thu khí Cacbonic, thải ra khí Oxi vào ban đêm nên người ta hay trồng nó trong phòng ngủ, phòng làm việc,…

Về mặt công dụng, nha đam còn có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, làm mát không khí, chữa trị các vết bỏng hoặc thâm quầng mắt khi thoa lên,…

 

2. Những loại cây lọc không khí, có hương thơm lan toả:

Cây hương thảo

Ảnh: cayvahoa.net

Hương thảo thuộc họ lá kim, xanh tốt quanh năm, có hương thơm dễ chịu, khả năng lọc không khí rất tốt, chúng hấp thụ khí CO2 và thải ra O2, quá trình này diễn ra mạnh vào mùa đông, khi thời tiết ẩm ướt.

Về công dụng, loài cây này có thể:

+ Nguyên liệu nấu ăn, nấu trà.

+ Làm sạch không khí.

+ Tạo mùi thơm cho nhà.

+ Tăng cường trí nhớ, tinh thần phấn chấn và tạo điều kiện cho não phát triển tốt.

 

Hoa oải hương (Lavender)

Ảnh: cooky.vn

Đây là một loại cây đòi hỏi người trồng không được bị các bệnh dị ứng, chăm sóc kĩ càng, đất trồng phải là đất cát, nhiều dinh dưỡng, chậu cây cần có lỗ thoát nước tốt để tránh ngập úng, đặt ở nơi có nhiều ánh sáng,…

Nếu bạn là người chịu được mùi hoa oải hương thì sẽ được tặng rất nhiều công dụng kèm theo như:

+ Khả năng đuổi côn trùng.

+ Giúp thư giãn, mang đến giấc ngủ sâu, thoải mái.

+ Tinh dầu hoa oải hương giúp khử mùi xe ô tô.

 

Cây húng quế

Ảnh: suckhoegiadinh.top

Là một loại thảo mộc nổi tiếng được trồng nhiều Châu Âu, Bắc Phi. Ở Việt Nam chúng được dùng nhiều cho các bữa ăn, trị bệnh.

Húng quế có khả năng làm sạch không khí, khử mùi và giảm nồng độ CO2.

 

Cây bạc hà

Ảnh: googleusercontent.com

Đây là một trong những loài cây dễ trồng, dễ mọc. Chúng ưa sáng và nước, nhưng chỉ cần chiết một cành nhỏ bỏ vào nước sạch, cây sẽ tự sinh sôi, nảy nở,… Có rất nhiều loại bạc hà khác nhau. Có loại được dùng để nấu với đậu khô, nướng thịt, có loại được chiết tinh dầu để sản xuất nước hoa và đèn tinh dầu,…

Chúng có công dụng:

+ Giúp cho không khí dễ thở hơn nhờ mùi thơm dễ chịu.

+ Làm gia vị nấu ăn.

+ Làm trà thảo dược.

 

3. Trồng trong nhà theo phong thuỷ:

Cây phát tài phong thủy

 

Ảnh: cayvahoa.vn

Cây phát tài được biết với một tên gọi khác là cây thiết mộc lan, sắc xanh vàng trên cây biểu thị cho sự tươi mới, tràn trề sức sống, mang lại sinh khí cho căn nhà mà nó “trú chân”. Ngoài ra loài cây này được xem như biểu tượng của sự may mắn, thành công, “tiền vô như nước” của gia chủ.

         

Cây lưỡi hổ

Ảnh: Baomoi.vn

Cây lưỡi hổ là một trong những loại cây hút khí độc tốt nhất. Chúng biểu tượng cho sức mạnh, sự mạnh mẽ của cá nhân và có ý nghĩa phong thuỷ rất tiêu biểu. Người ta coi cây lưỡi hổ như một tấm bùa bình an, giải trừ tai hoạ, những điều xấu xa, u ám muốn tấn công vào căn nhà.

 

Cây kim tiền

Ảnh: thegioingoaithat.vn

Loài cây được đánh giá rất cao trong các loại cây phong thủy. Nó đem đến tài lộc, bình an, sự giàu sang và sức khỏe cho gia chủ. Người ta quan niệm rằng khi cây kim tiền nở hoa thì chứng tỏ gia chủ chuẩn bị đón lộc lớn, “đắc tài đắc lộc”,…

Lý do cây kim tiền được đánh giá cao như vậy bởi vì nó chứa đầy đủ các yếu tố phong thuỷ “cây là mộc, trồng dưới đất là thổ, nước tưới là thủy, chậu trồng hoặc bình thủy sinh là kim”. Ngoài ra trên mặt lá kim tiền có vòng tròn, xanh, lá luôn mọng đầy sức sống biểu hiện tính âm nếu kết hợp với kiến trúc hiện đại đều có góc cạnh mang tính dương thì sẽ cân bằng âm dương, điều hoà mọi việc.

 

Cây phú quý

Ảnh: vuonhoanthien.vn

Cây phú quý đúng như tên gọi mang một nét đẹp sang trọng, quý phái, cây có thân trắng hồng, bộ rễ trắng muốt, sắc lá xanh cùng đỏ kết hợp hài hoà với nhau. Theo phong thuỷ cây mang lại sự giàu sang, vượng khí, bình an cho gia chủ rất lớn nên thường được trưng trong phòng khách.

 

Có thể thấy, thú vui trồng cây được tán thưởng bởi rất nhiều người, nhưng không phải ai cũng trồng với mục đích giống nhau hay phù hợp với những loại cây như nhau. Trước khi trồng bạn hãy tìm hiểu loài cây liên quan đến ý muốn của bản thân nhé.

Author: CTV Thu Hiền

News day