Những nguy cơ ẩn trong phẫu thuật ghép nâng ngực
Yuki (dịch) 07/13/2017 07:30 PM
Cấy ghép nâng ngực gần đây có liên quan với một chứng ung thư hiếm. Nhưng đó không chỉ là nguy cơ tiềm ẩn duy nhất.

Có nhiều nguy cơ trong mọi cuộc phẫu thuật, nhưng có một nguy cơ mà bạn có thể chưa nghe đến đó là, ung thư hiếm liên quan đến cấy ghép nâng ngực.

Ảnh: netdoctor.cdnds.net

Đầu tuần này, FDA báo cáo 359 trường hợp và 9 cái chết gây ra bởi ung thư hiếm liên quan đến cấy ghép nâng ngực.

Ung thư với tên gọi Anaplastic Large Cell Lymphoma (ALCL) ảnh hưởng đến tế bào xung quanh vùng cấy ghép. Loại u Lymphoma không thuộc Hodgkin này không phải là một dạng ung thư vú, mà là hạch bạch huyết thường thấy ở da. Clara Lee, một bác sĩ phẫu thuật tái tạo tại Trung tâm Ung thư Đại học bang Ohio, nói rằng “U này thường thấy ở phụ nữ có vấn đề với cấy ghép như u hoặc lệch.”

Phụ nữ thường cấy ghép ngực vì 2 lý do: nâng ngực hay tái tạo sau phẫu thuật cắt ngực. Loại ung thư này có thể phát triển trong cả 2 trường hợp mặc dù nguy cơ rất thấp. ALCL được ước tính sẽ xảy ra với 1/300.000 phụ nữ được cấy ghép vú.

Bác sĩ Lee nói “Ung thư này phát triển chậm, và phần lớn phụ nữ được cắt và chữa trị khối u. Nhưng với số lượng trường hợp bị nhiễm và tử vong, FDA đã chính thức hoá cảnh báo này.”

Bên cạnh ALCL, còn có các nguy cơ khác xoay quanh cấy ghép vú mà các phụ nữ đang cân nhắc. Bác sĩ Lee làm nổi bật những điều sau nhằm cảnh báo bệnh nhân của cô trước khi lên bàn mổ.

Hậu phẫu

Ảnh: health.com

Bác sĩ Lee khuyên bệnh nhân của mình rằng họ sẽ thấy vấn đề ngay lập tức “Không lâu sau khi phẫu thuật, phần lớn nguy cơ đều liên quan đến giai đoạn hồi phục. Các vết mổ lành chậm hơn bình thường, hay có sự nhiễm trùng.” Trong trường hợp sau thì có thể sử dụng kháng sinh. Nếu vẫn không lành thì bác sĩ phải mổ bỏ túi cấy.

Trong năm đầu

Trong khi túi cấy ổn định thì một số vấn đề sẽ xảy ra. Đầu tiên là “lệch túi cấy” khi bạn thấy nó không nằm đúng vị trí trong ngực. Điều này xảy ra vì một số lý do như túi cấy dịch chuyển hoặc lệch ra trước hoặc sau phẫu thuật. “Một nguy cơ khác là rách túi cấy”, theo bác sĩ Lee cho biết những điều này bạn có thể cảm thấy hay để ý dưới da.

Trong vài năm sau

Bác sĩ Lee nói rằng nguy cơ đáng lo ngại nhất dậy lên vài năm sau phẫu thuật, có hai nguy cơ quan trọng nhất là rỉ túi cấy và co thắt bao xơ.

Túi cấy có thể bị lủng ở lớp ngoài của silicon vì sự bào mòn. Trong trường hợp bị rỉ, một vài phụ nữ có thể được cắt bỏ và cấy lại túi khác, trong khi một số khác không để ý ngay lập tức và cứ sống với sự nhứt nhối, theo bác sĩ Lee cũng cho hay. Trước khi túi cấy silicon được áp dụng thì nguy cơ rò rỉ là 10% trong những thế kỷ đầu; bây giờ thi nguy cơ đã giảm đi một ít.

Co thắt bao xơ xảy ra khi một lớp tế bào sẹo phát triển xung quanh túi cấy, làm cho vỏ tế bào xung quanh vú bị thắt lại, và vú trở nên cứng chắc hơn. Vấn đề này có thể từ lành tính đến nghiêm trọng, bác sĩ Lee nói rằng một số bệnh nhân có thể chọn quy trình cắt vỏ để lấy túi cấy ra tạm thời, và cắt bỏ lớp vỏ khi chúng đang dày lên.

5 đến 10 năm sau

Ảnh: pixabay.com

Trong trường hợp kết quả không mong đợi về lâu dài, bác sĩ Lee nói rằng bệnh nhân nên để tâm đến việc "rò rỉ", co thắt màng xơ và ALCL - tất cả các vấn đề này có thể phát triển trong vòng 5 đến 10 năm sau phẫu thuật. Trong trường hợp ung thư thì phải nói rõ với bác sĩ về các dấu hiệu như sự co cứng, sưng phồng, ửng đỏ hay đau trong vú.

Bác sĩ Lee nói rằng một sự hiểu lầm thường gặp là bạn phải thay túi cấy sau 10 năm. Nếu không có vấn đề gì thì không cần phải làm vậy; nhưng FDA ước tính 20% phụ nữ có thể cần thay hay gỡ bỏ túi cấy trong 8 - năm đầu.

Trước và sau khi phẫu thuật thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ về tất cả các lựa chọn và nguy cơ tiềm ẩn trong cuộc phẫu thuật.

 

Theo: health.com

Author: Yuki (dịch)

News day