Ung thư miệng là tổn thương dạng loét, chồi sùi hoặc cứng xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trong miệng như môi, lưỡi, má trong, sàn miệng, vòm miệng, các xoang miệng và họng. Ung thư miệng thường dẫn đến di căn hạch cổ. Ung thư này gây ra khoảng 300.000 ca tử vong trong khoảng 529.000 trường hợp mắc bệnh mỗi năm trên thế giới. Các nguyên nhân gây ung thư miệng chưa được xác định rõ, nhưng các yếu tố sau có thể là nguyên nhân chủ yếu:
Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên
Do việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên, đặc biệt là những thời điểm có tia UV cao sẽ làm cả vùng đầu của bạn bị ảnh hưởng. Do đó, bạn nên bảo vệ vùng da đầu, nhất là ở xung quanh khoang miệng bằng cách đội mũ rộng vành, bôi kem chống nắng và đeo khẩu trang che kín.
Vệ sinh răng miệng kém
Thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng. Lúc này, các vi khuẩn sẽ tích tụ dần lại và hình thành nên chất nitrosamine - một tác nhân gây ung thư. Khi vệ sinh răng miệng kém hoặc dùng răng giả không đúng cách cũng có thể dẫn đến kích thích niêm mạc gây ung thư.
Hút thuốc lá
Với những người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư là rất cao. Thậm chí, ngoài ung thư miệng còn có thể dẫn đến một số bệnh ung thư khác như ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư gan. Vậy nên, bạn cần từ bỏ thói quen này từ sớm để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh.
Uống rượu quá nhiều
Rất nhiều trường hợp ung thư miệng xuất phát từ thói quen uống rượu thường xuyên. Trong số đó, có nhiều người còn vừa nghiện thuốc lá, vừa nghiện rượu nên rủi ro mắc bệnh ung thư miệng là rất cao. Theo thống kê, có khoảng 80% số người bị ung thư miệng là do uống nhiều rượu.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Nếu chế độ ăn của bạn không đảm bảo đủ dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin A1, vitamin B2 cùng các nguyên tố vi lượng như kẽm, đồng, sắt... thì có thể làm tăng độ nhạy của cơ thể với chất gây ung thư, từ đó dẫn đến bệnh ung thư miệng.
Tuổi tác, giới tính
Những người trên 40 tuổi có nguy cơ mắc ung thư miệng cao hơn, gặp nhiều nhất là ở độ tuổi 60 - 70. Bên cạnh đó theo thống kê thì nam giới có nguy cơ mắc ung thư miệng cao hơn phụ nữ.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác như nhiễm virus Herpes, HPV (Human Papilloma Virus), hội chứng Xeroderma pigmentosum, thiếu máu Fanconi... cũng được cho là có liên quan đến ung thư khoang miệng.
Hầu hết các bệnh nhân bị ung thư miệng không có cảm giác đau ở giai đoạn đầu. Triệu chứng đầu tiên thường là cảm giác khó chịu do kích thước của khối u gây ra. Việc điều trị ung thư miệng sẽ đơn giản và đạt hiệu quả cao nếu bệnh nhân được điều trị ở giai đoạn sớm (lúc còn nhỏ và chưa di căn xa) bằng phẫu thuật, tia xạ hoặc hóa chất. Vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để được chuẩn đoán và điều trị sớm nhất!
Lý giải những nguyên nhân gây ra bệnh "vô cảm"
11 lợi ích của ngủ không mặc quần lót đối…
Enzyme Pepsin, chất quan trọng trong hệ thống trao đổi…
Làm thế nào khi trẻ lỡ uống phải dầu hỏa
Phương pháp xóa xăm bằng laser và tác dụng phụ
Slime - chất nhờn ma quái và hậu quả khôn…
3 tư thế "yêu" trong phòng tắm giúp cặp đôi…
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của Chà Là…
L-Carnitine: Lợi ích và liều lượng an toàn khi sử…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX