Mirjam Broersma, nhà ngôn ngữ tâm lý tại Đại học Radboud, Hà Lan – đồng tác giả của nghiên cứu trên có 2 người em gái chuyển từ Hàn Quốc về Hà Lan khi họ được nhận nuôi lúc nhỏ. Dù lúc đó mới là một đứa trẻ, nhà ngôn ngữ tâm lý này đã băn khoăn rằng điều gì sẽ xảy ra với những kiến thức về ngôn ngữ Hàn Quốc của chúng khi không còn được tiếp xúc với ngôn ngữ này hàng ngày nữa. Liệu ngôn ngữ đó có mất đi hay không?
Trong các bài kiểm tra phát âm tiếng Hàn, những người trưởng thành vốn được sinh ra tại Hàn Quốc và được nhận nuôi tại Hà Lan có kết quả tốt hơn so với những người không được sinh ra tại Hàn Quốc. Trong số người tham gia, có những người được nhận nuôi ở tuổi nhỏ hơn và thậm chí chưa một lần được trải nghiệm ngôn ngữ Hàn Quốc những vẫn có kết quả tốt như những người bạn lớn tuổi hơn của họ. Từ đó các nhà khoa học cho rằng những kiến thức về ngôn ngữ có thể đã được phát triển vài tháng trước khi đứa trẻ biết nói, sớm hơn rất nhiều so với những nhận định trước đó.
Broersma cho rằng: “Thứ mà chúng tôi đang muốn hướng đến đó là những trải nghiệm đầu tiên, những thu nhận được về kiến thức ngôn ngữ bị gián đoạn của những đứa trẻ. Chúng tôi tin rằng điều này không chỉ xảy ra với người Hàn Quốc và Hà Lan mà với tất cả các cặp khác".
Các nhà khoa học tập trung vào khả năng của 29 người tham gia trong việc phát âm ra những âm tiết cụ thể trong tiếng Hàn như “p”, “t”, “k”. Họ ghi âm lại và để người Hàn Quốc nghe xem họ có nhận ra âm tiết ngôn ngữ mẹ đẻ của mình hay không.
Cũng giống như nhiều nghiên cứu khác, đầu tiên không có bất kì sự khác biệt nào giữa người Hà Lan chính gốc và những người được nhận nuôi. Nhưng phải đến vòng thứ 2 thì những người được nhận nuôi sinh ra tại Hàn Quốc có số điểm vượt trội hơn hẳn. Các nhà khoa học không thấy sự khác nhau giữa những người được nhận nuôi ở những độ tuổi khác nhau, dù là họ được nhận nuôi trước hay sau khi họ cất tiếng nói đầu tiên.
Các nghiên cứu trước đây cho rằng trẻ khoảng 6 tháng tuổi mới bắt đầu phát triển ngôn ngữ, kể cả khi đến tận tháng 11 hoặc 12 chúng mới biết nói. Vậy nhưng trong nghiên cứu mới này, những người tham gia đều được nhận nuôi khi mới chỉ 3 đến 5 tháng vậy nhưng họ vẫn cho thấy dấu hiệu ghi nhớ ngôn ngữ Hàn Quốc. Để chắc chắn rằng có những người đã từng được trải nghiệm ngôn ngữ Hàn Quốc, một vài trong số họ được nhận nuôi khi 17 tháng tuổi hoặc lớn hơn.
Kết quả giống nhau giữa những người được nhận nuôi sớm hơn và những người được nhận nuôi muộn hơn chính là một dấu hiệu cho thấy cách mà ngôn ngữ được xử lí cũng như lưu lại trong bộ não người. Các nhà khoa học nói rằng những phát hiện của họ hỗ trợ lí thuyết rằng những khái niệm trừu tượng của ngôn ngữ đã được phát triển ở lứa tuổi rất nhỏ. Điều này trái ngược với nhận định rằng những người càng có nhiều trải nghiệm ngôn ngữ thì càng có kết quả tốt hơn.
Mặt Trăng trùm bóng đen lên Trái Đất khi nhìn…
Phát hiện thiên hà xoắn ốc cổ xưa nhất vũ…
Lớp manti Trái đất đang nóng hơn chúng ta tưởng…
Viên đá chứa kim cương ngoài hành tinh
Nút thắt hình thành từ hai thiên hà va vào…
Adidas sản xuất hàng loạt giày in 3D với start-up…
Phát hiện nguồn phát sóng hấp dẫn từ sao neutron
Ra mắt chiếc lược chải đầu thông minh đầu tiên…
Galaxy S9/S9+ với khả năng đo huyết áp của người…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX