Thách thức để chế tạo vắc xin cúm chung
Vaccitech – công ty tư nhân thuộc đại học Oxford (Anh) – đang phát triển một loại vắc xin cúm chung có thể giúp cơ thể chống lại hầu hết các chủng virus cúm trong một thời gian dài. Công ty này vừa thông báo nhận được khoản tài trợ 27,6 triệu USD từ các nhà đầu tư, để tiến hành một cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 cho loại vắc xin mới, kéo dài hai năm.
Vắc xin MVA-NP + M1 của Vaccitech đã được thử nghiệm thành công về tính an toàn trên 145 người trong giai đoạn 1. Bước tiếp theo của công ty là kiểm tra khả năng của vắc xin, giúp con người chống lại nhiều chủng virus cúm.
Tại sao chúng ta rất khó chế tạo một loại vắc xin cúm chung? Nếu bạn nhìn vào virus cúm dưới kính hiển vi, về cơ bản nó sẽ giống như một quả bóng chứa nhiều gai nhọn. Những gai nhọn này chứa hai loại protein haemagglutinin và neuraminidase, giúp virus tấn công vào các tế bào, khiến chúng ta nhiễm bệnh cúm. Hai loại protein haemagglutinin và neuraminidase trên bề mặt virus không ngừng thay đổi, điều này khiến các nhà khoa học trước đây luôn phải chế tạo vắc xin mới, để nhắm mục tiêu vào chủng virus mới nhất.
MVA-NP + M1 có cơ chế hoạt động khác với các loại vắc xin cúm thông thường. Nó sử dụng vật liệu ổn định bên trong lõi của virus, để thúc đẩy hoạt động của các tế bào T – một loại tế bào miễn dịch – nhằm chống lại virus cúm. Không giống như các protein trên bề mặt của các loại virus cúm A – nguồn lây nhiễm cúm thông thường nhất của con người – những protein nằm bên trong lõi của virus gần như không thay đổi, khiến chúng dễ dàng trở thành mục tiêu của vắc xin mới. Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng cúm.
Tuy nhiên, không phải lúc nào phương pháp này cũng đưa lại hiệu quả như mong muốn. Tại Anh, tính riêng mùa đông năm 2016, loại vắc xin hiện tại góp phần giảm 40% số người mắc cúm dưới 65 tuổi, nhưng hầu như không có tác dụng với những người trên 65 tuổi. Nguyên nhân được cho là do khi con người già đi, hệ miễn dịch yếu hơn, cơ thể không đáp ứng được với một số loại vắc xin như những người trẻ tuổi.
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2
Công ty Vaccitech đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng khả năng chống virus cúm của vắc xin MVA-NP + M1 trên 862 người có độ tuổi từ 65 tuổi trở lên. Dự kiến thử nghiệm sẽ hoàn tất vào tháng 10/2019.
Trong suốt quá trình thử nghiệm, tất cả những người tham gia sẽ được tiêm vắc xin cúm thông thường ngoài vắc xin MVA-NP + M1 và một thuốc giả dược. Các nhà nghiên cứu giả thuyết rằng, vắc xin MVA-NP + M1 sẽ giúp các tình nguyện viên có khả năng chống virus cúm tốt hơn so với khi họ chỉ nhận được mũi tiêm vắc xin thông thường. Nếu kết quả thu được khả quan, vắc xin mới sẽ được chuyển sang thử nghiệm giai đoạn cuối.
MVA-NP + M1 không phải là loại vắc xin cúm chung đang được nghiên cứu duy nhất hiện nay, nhưng nó là công trình nghiên cứu có bước tiến xa nhất đang được thử nghiệm trên người. Tom Evans, giám đốc điều hành của Vaccitech, cho biết, nếu mọi việc suôn sẻ vắc xin mới thậm chí có thể xuất hiện trên thị trường trong vòng 5 – 7 năm tới.
“Trong tương lai, các loại vắc xin phòng cúm có thể bảo vệ kéo dài hơn năm năm mà không phải tiêm lại hàng năm”, Sarah Gilbert, người đồng sáng lập công ty Vaccintech, cho biết.
Theo: KHPT/khoahoc.tv
Lý giải những nguyên nhân gây ra bệnh "vô cảm"
11 lợi ích của ngủ không mặc quần lót đối…
Enzyme Pepsin, chất quan trọng trong hệ thống trao đổi…
Làm thế nào khi trẻ lỡ uống phải dầu hỏa
Phương pháp xóa xăm bằng laser và tác dụng phụ
Slime - chất nhờn ma quái và hậu quả khôn…
3 tư thế "yêu" trong phòng tắm giúp cặp đôi…
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của Chà Là…
L-Carnitine: Lợi ích và liều lượng an toàn khi sử…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX