Cách sơ cứu cơ bản đối với người gặp nạn (Phần 1)
Yuki (dịch) 01/20/2018 07:30 PM
Sơ cứu là hỗ trợ lập tức cho người bị bệnh hoặc sự cố đột ngột trong khoảng thời gian cấp thiết cho đến khi được đưa đi chữa trị với điều kiện tiên tiến hơn hoặc đến khi bệnh nhân khỏi hẳn.

Mục đích của sơ cứu

Sơ cứu nhằm bảo toàn tính mạng cho nạn nhân. Ảnh: nucotraining.com

- Bảo toàn tính mạng cho nạn nhân;

- Bảo vệ nạn nhân khi bất tỉnh;

- Ngăn ngừa tình trạng trở nên trầm trọng;

- Đẩy nhanh quá trình phục hồi.

1. Hen suyễn 

Dấu hiệu và triệu chứng

Thở khò khè, tức ngực, khó thở và khó nói, ho dai dẳng, cảm giác ẩm ướt, có tiếng kêu, nhợt nhạt ở môi và đầu ngón tay, hít thở nhanh, cơ ngực với cơ cổ thắt lại.

Sơ cứu

Giúp người bệnh thư giãn;

Kiểm tra việc sử dụng thuốc theo ngày;

Hỗ trợ thuốc theo kế hoạch phát đồ ứng phó cơn hen suyễn.

Nếu bạn không có kế hoạch phát đồ ứng phó nên thực theo quy trình 4x4x4: Xịt 4 hơi, thở 4 lần cho mỗi lần xịt, đợi 4 phút. Nếu không hết thì xịt lại. Trong trường hợp bệnh không tiến triển, gọi cấp cứu.

Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân như theo kế hoạch phát đồ của người bệnh. Ảnh: thesun.co.uk

2. Nghẹt thở

Nghẹt thở một phần

- Dấu hiệu và triệu chứng:  

Thở hổn hển, hơi thở có tiếng;

Ho hoặc tạo ra tiếng ồn;

Lo lắng hoặc kích động; 

Bệnh nhân ôm lấy cổ họng.

- Sơ cứu:

Khuyến khích ho; 

Kiểm tra phục hồi hoặc suy giảm.

Tắc nghẽn toàn phần

Vỗ mạnh vào lưng và ngực nạn nhân nếu thấy nạn nhân khó thở. Ảnh: medicaldaily.com

- Dấu hiệu và triệu chứng:

Mặt tái, môi nhợt nhạt;

Người ôm cổ họng hoặc hơi thở khó khăn;

Nạn nhân không thể thở, nói, khóc hoặc ho ;

Chủ yếu xung quanh vùng ngực và cổ.

- Sơ cứu:

Gọi cấp cứu; 

Thực hiện 5 lần vỗ mạnh vào lưng;

Nếu không hiệu quả, có thể tiến hành vỗ ngực;

Nếu triệu chứng vẫn không thuyên giảm, tiếp tục 5 lần vỗ lưng và vỗ ngực;

Nếu bệnh nhân ngất, sử dụng kỹ thuật sơ cứu CPR.

3. Sốc phản vệ 

Sốc phản vệ là sự phản ứng đột ngột của dị ứng. Có nhiều loại và mức độ khác nhau của phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, sốc phản vệ ở mức độ quan trọng và có thể đe dọa đến tính mạng.

Nguyên nhân: thức ăn, chất độc, thuốc, bao tay cao su, chất hóa học, máu và sản xuất máu và những nguyên nhân khác.

Dấu hiệu và triệu chứng

Có nhiều nguyên nhân gây sốc phản vệ. Ảnh: watsonshealth.com.ph

Sưng mặt - miệng, cổ, lưỡi và mắt; 

Sưng vùng bị ảnh hưởng;

Đỏ vùng da, ngứa ngực và lưng;

Buồn nôn hoặc nôn;

Hơi thở khó khăn giống triệu chứng suyễn;

Chóng mặt, mệt mỏi.

Sơ cứu 

Ở cùng nạn nhân và giúp thư giãn.

Gọi cấp cứu;

Hỗ trợ nạn nhân bằng cách sử dụng Epipen® hoặc Anapen®; 

Rửa khu vực bị ảnh hưởng bằng máy;

 Dị ứng côn trùng;

Quan sát bệnh nhân thật kỹ;

Chuẩn bị thực hiện phương pháp CPR. 

Theo: Wiliam Angliss

Tác giả: Yuki (dịch)

Tin mới trong ngày