Đại dương được hình thành nhờ Sao chổi?
Quyền Văn 01/02/2017 08:30 PM
Việc đại dương được hình thành từ đâu còn là một dấu hỏi lớn đối với mọi người.

Bao bọc quanh bề mặt trái đất đa phần là đại dương, các nhà khoa học cho rằng các đại dương chỉ hình thành vào khoảng 8 triệu năm sau khi hành tinh ra đời. Việc phát hiện ra thành phần “giống như nước biển” ở trên sao chổi bởi thiết bị HiFi trên Đài quan sát không gian Herschel gợi ý rằng có thể đại dương đã được hình thành nhờ băng sao chổi. Nếu như vậy thì tác động của nó đã ảnh hưởng quan trọng đến một giai đoạn tiến hóa trên Trái Đất.

Dấu hiệu của nước biển hỗ trợ cho giả thuyết Sao chổi góp công 1 phần vào sự hình thành đại dương.
Ảnh: Genk.vn

“Nếu không có nước thì sự sống sẽ không tồn tại trên Trái Đất và câu hỏi luôn được đặt ra đó là khi nào và như thế nào mà đại dương được hình thành” - Giáo sư thiên văn học Ted Bergin thuộc đại học Massachusetts cho biết: “Nó là một câu hỏi lớn và mỗi phần trong đó đều là một miếng ghép quan trọng".

HiFi, thiết bị thăm dò được đặt tại đài quan sát Hershel đã phát hiện ra dấu hiệu về “thành phần nước biển" ở trên sao chổi Hartley 2 - ngôi sao chổi đã được tàu vũ trụ Nasa Deep Impact “thăm dò” ở khoảng cách 700km. Dù vậy, các nhà thiên văn học cũng nói rằng điều đó không có nghĩa là sẽ có một đại dương xanh với những con cá bơi lội như trái đất.

Có thể nước biển đã đến trái đất nhờ sao chổi.
Ảnh: Khoahoc.tv

Sao chổi Hartley 2 chủ yếu là những khối nước đá và cacbon dioxide đông lạnh. Sử dụng phương pháp tính toán, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thành phần hóa học của Hartley tương tự như đại dương của chúng ta – là sự pha trộn của các nguyên tử hydro và deuterium, một đồng vị hóa học trong nước nặng. Đây là lần đầu tiên nước biển được tìm thấy ở sao chổi.

Sao chổi Hartley 2 được thăm dò bởi tàu NASA Deep Impact.
Ảnh: Khoahoc.tv

HiFi cũng đã thăm dò 6 sao chổi khác tuy nhiên không phát hiện được sao chổi nào có thành phần tương tự. Các nhà thiên văn học nêu ra giả thuyết cho rằng Hartley 2 được hình thành gần trái đất hơn so với 6 sao chổi kia trong vành đai năng lượng mặt trời Kuiper. Tiến hành kiểm tra các sao chổi khác khiến các nhà thiên văn học kết luận rằng sao chổi không thể là “nguồn nước” của Trái Đất. Vì thế, nguồn gốc đại dương của trái đất vẫn là một chủ đề cho cuộc tranh luận giữa các nhà thiên văn học trong nhiều thập kỷ.

Theo: Khoahoc.tv

Tác giả: Quyền Văn

Tin mới trong ngày