Đây là lý do người bệnh tiểu đường vết thương khó chữa lành
Yuki (dịch/guesehat.com) 05/21/2018 07:30 PM
Một trong những khó khăn của việc điều trị bệnh tiểu đường đó chính là sự ảnh hưởng của vết thương. Đối với bệnh nhân tiểu đường chấn thương khá là nguy hiểm, bởi lượng đường trong máu không thể kiểm soát được. Vì vậy, nếu bệnh nhân tiểu đường làm phẫu thuật thì sao?

Trong y tế, một trong những điều kiện chính để bệnh nhân tiểu đường làm phẫu thuật là giúp lượng đường trong máu trở nên bình thường. Việc tăng đột biến lượng đường trong máu sẽ làm cho vết rạch phẫu thuật khó chữa lành nhanh chóng. Đây là chướng ngại của bệnh nhân tiểu đường.
Người mắc bệnh tiểu đường thường gặp biến chứng của loét tiểu đường, tức là khó chữa lành vết thương khiến bề mặt vết thương sâu, sưng và thối. Nói chung vết thương ở trên cơ thể nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiễm trùng thậm chí là bị cắt đi.
Tại sao vết thương của bệnh tiểu đường khó chữa lành?

Bệnh nhân tiểu đường mất cảm giác ở chân. Ảnh: cdn.24.co.za

Ức chế tuần hoàn máu

Ở bệnh nhân tiểu đường, tắc mạch máu và tổn thương dây thần kinh do lượng đường trong máu cao và không kiểm soát được. Tác động giảm cảm giác chạm trên bề mặt da, đặc biệt là chân. 
Thiếu lưu thông máu ở bàn chân do tắc nghẽn động mạch, do bệnh động mạch ngoại vi, do đó quá trình chữa lành vết thương chân ở bệnh nhân tiểu đường là rất tệ. Đây là lý do tại sao bệnh nhân tiểu đường có lượng đường trong máu không kiểm soát được, đôi khi không cảm thấy bất kỳ vết rộp hoặc chấn thương nào trên chân tay do trầy xước, đạp phải vào các vật sắc nhọn, vấp ngã và những thứ dễ dàng bị thương khác,...
Ngoài ra, do tổn thương mạch máu ở bàn chân bị đường cao, oxy và tế bào bạch cầu rất khó tiếp cận các mô. Kết quả là, việc nhiễm trùng vết thương rất khó chữa lành và có thể dẫn đến xuất hiện sự phân rã và cắt cụt chân. 

Tổn thương thần kinh ngoại vi (bệnh thần kinh tiểu đường)

Một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường là bệnh thần kinh. Bệnh lý thần kinh là một tình trạng khi bệnh nhân tiểu đường tê liệt và không cảm thấy đau. Điều này xảy ra bởi các dây thần kinh của cơ thể bị tổn thương do lượng đường trong máu cao. Kết quả là, các dây thần kinh không thể truyền tín hiệu đau đến não. Nếu bệnh nhân tiểu đường không cảm thấy đau và không biết đang bị chấn thương cho đến khi vết thương bị nặng hơn và nhiễm trùng thì đã quá muộn. 

Thu hẹp động mạch

Tăng lượng đường trong máu có thể dẫn đến các biến chứng khác nhau. Ảnh: diabion.biz

Tăng lượng đường trong máu có thể dẫn đến các biến chứng khác nhau. Một là các thành mạch máu động mạch cứng và thu hẹp lại. Do đó, dòng chảy của máu từ tim đến tất cả các bộ phận cơ thể của bệnh nhân tiểu đường trở nên khó khăn. Trong thực tế, khi có các bộ phận cơ thể bị thương, vết thương đang cần oxy và chất dinh dưỡng chứa trong máu để chữa lành. Do vết thương không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, tế bào của cơ thể ngày càng trở nên khó khăn hơn trong việc sửa chữa mô và tổn thương dây thần kinh. Vết thương không lành hoặc ngày càng tệ hơn.

Miễn dịch yếu

Mức đường cao trong máu của bệnh nhân tiểu đường làm cho hệ miễn dịch trong các tế bào suy yếu. Đó là lý do tại sao, một chấn thương nhẹ có thể làm nhiễm trùng nặng mà rất khó điều trị. Khi vết thương trở thành vết loét, các tế bào miễn dịch vẫn không thể chữa lành tổn thương một cách nhanh chóng.
Lời khuyên về điều trị vết thương tiểu đường

Điều quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường là phải chú ý đến các bước sau để tránh bị thương dẫn đến vết loét hoặc cắt cụt:

  • Đừng đánh giá thấp vết thương. Ngay lập tức làm sạch vết thương nhỏ nhất và xử lý nó trước khi nó trở nên tồi tệ hơn.
  • Làm sạch vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng, rửa vết thương bằng nước. Dùng thuốc mỡ kháng sinh để điều trị vết thương. Sau đó, phủ bằng băng gạc hoặc băng vô trùng.
  • Siêng năng kiểm tra vết thương và thay băng. Làm sạch vết thương hàng ngày. Thoa thuốc mỡ sát trùng và thay thế băng bằng thuốc mỡ mới. Như thế sẽ kiểm tra xem vết thương đang cải thiện hay trở nên tồi tệ hơn.
  • Tránh ăn uống gây nên sự tăng đột biến lượng đường trong máu trong quá trình chữa lành vết thương. Lượng đường trong máu cao sẽ chỉ làm chậm quá trình chữa lành vết thương và có thể gây ra các biến chứng bất lợi khác nhau.
  • Kiểm tra với bác sĩ của bạn. Gọi ngay cho bác sĩ nếu vết thương nặng hơn và các triệu chứng nhiễm trùng như sưng, mủ hoặc sốt xảy ra. Bao gồm nếu bạn tìm thấy một vết thương nào trên da. 

Làm thế nào để ngăn ngừa sự xuất hiện của vết thương cho bệnh nhân tiểu đường?

Tránh ăn uống gây nên sự tăng đột biến lượng đường trong máu. Ảnh: d3jkudlc7u70kh.cloudfront.net

Những lời khuyên sau đây để ngăn chặn sự xuất hiện của loét tiểu đường ở bệnh nhân tiểu đường:

  • Kiểm soát lượng đường trong máu thường xuyên.
  • Luôn luôn sử dụng giày dép bất cứ nơi nào bạn đi.
  • Chọn giày dép rộng và thoải mái.
  • Khi mang giày, hãy mang vớ để tránh thương tích ma sát.
  • Kiểm tra tình trạng bàn chân của bạn mỗi ngày càng nhiều lần càng tốt, Diabestfriend cho biết. Khi bạn tìm thấy một vết thương, hãy nhanh chóng kiểm tra bác sĩ của bạn để hiểu được bước điều trị tốt nhất mà bạn nên áp dụng. Đừng để những vết thương nhẹ trở nên quá nghiêm trọng vì bạn đánh giá thấp chúng. 
     
Tác giả: Yuki (dịch/guesehat.com)

Tin mới trong ngày