Các nhà khoa học Mỹ phát hiện trên Mặt Trăng từng tồn tại bầu khí quyển cách đây khoảng 3 – 4 tỷ năm, Futurism hôm 7/10 đưa tin. Khí quyển này hình thành khi các núi lửa phun trào và đẩy chất khí lên nhanh đến nỗi chúng chưa kịp phân tán vào vũ trụ.
Bề mặt Mặt Trăng có rất nhiều vùng trũng chứa đầy đá núi lửa. Những vùng đá núi lửa này hình thành khi mắc ma bên dưới phun lên trên, tạo ra những dòng chảy dung nham.
Phi hành gia từ các nhiệm vụ Apollo của NASA từng mang một số mẫu vật từ các vùng đá núi lửa này về Trái Đất. Những phân tích trước đây cho thấy các dòng dung nham trên Mặt Trăng chứa CO, một số loại khí khác, lưu huỳnh, thậm chí các khối băng.
Tuy nhiên, nhóm khoa học Mỹ đã nghiên cứu sâu hơn những mẫu vật này và nhận thấy Mặt Trăng từng giữ được khí quyển một thời gian ngắn. Nhóm nghiên cứu sử dụng các mẫu vật để tính toán lượng khí bay lên và tích tụ thành khí quyển tạm thời. Họ phát hiện hoạt động núi lửa trên Mặt Trăng diễn ra mạnh mẽ nhất vào 3,5 tỷ năm trước, giúp bầu khí quyển trên thiên thể này đạt mức dày nhất.
Tuy nhiên, khí quyển Mặt Trăng chỉ hình thành và tồn tại khoảng 70 triệu năm trước khi biến mất vào không gian. Trong thời kỳ này, Mặt Trăng gần Trái Đất hơn tới ba lần, do đó nếu nhìn từ Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng lớn hơn nhiều.
Mặt Trăng hiện không còn khí quyển do thiếu từ trường và khối lượng đủ lớn để giữ khí quyển bao quanh, khác với Trái Đất. Khí quyển hình thành trên Mặt Trăng sẽ nhanh chóng bị gió Mặt Trời xua tan.
"Nghiên cứu đã thay đổi đáng kể quan niệm về Mặt Trăng, từ một thiên thể toàn đá và không có không khí thành nơi từng được khí quyển bao phủ còn nhiều hơn sao Hỏa ngày nay", nhà khoa học David Kring tại Hiệp hội Nghiên cứu Không gian các Trường đại học (USRA) cho biết.
Thông tin mới có ý nghĩa rất lớn với các phi hành gia cũng như nhiệm vụ khám phá Mặt Trăng và thám hiểm vũ trụ trong tương lai. Nghiên cứu còn cho thấy, các chất bay hơi từ khí quyển có thể đọng lại gần các cực của Mặt Trăng trong những khu vực lạnh và tối. Nếu vậy, trên Mặt Trăng sẽ vẫn tồn tại băng để các phi hành gia tạo ra nước uống, sản xuất thức ăn và sử dụng cho các nhu cầu khác.
Băng và các chất bay hơi cô đọng cũng có thể cung cấp nhiên liệu và không khí cho những nhiệm vụ trên Mặt Trăng, thậm chí các nhiệm vụ không gian khác. Những tài nguyên sẵn có trên Mặt Trăng sẽ giúp con người tiết kiệm chi phí đáng kể vì không phải vận chuyển chúng từ Trái Đất lên vũ trụ nữa.
Theo: Thu Thảo/Vnexpress
Mặt Trăng trùm bóng đen lên Trái Đất khi nhìn…
Phát hiện thiên hà xoắn ốc cổ xưa nhất vũ…
Lớp manti Trái đất đang nóng hơn chúng ta tưởng…
Viên đá chứa kim cương ngoài hành tinh
Nút thắt hình thành từ hai thiên hà va vào…
Adidas sản xuất hàng loạt giày in 3D với start-up…
Phát hiện nguồn phát sóng hấp dẫn từ sao neutron
Ra mắt chiếc lược chải đầu thông minh đầu tiên…
Galaxy S9/S9+ với khả năng đo huyết áp của người…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX