Mẹo để tránh lây bệnh đau mắt đỏ cho trẻ
Yuki (dịch) 01/17/2017 07:30 AM
Bệnh đau mắt đỏ được xếp vào một trong những bệnh lây nhiễm, còn được gọi là viêm kết mạc có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi lứa tuổi, không có ngoại lệ đối với trẻ em.

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến trẻ cảm thấy không thoải mái. Bệnh đau mắt đỏ được xếp vào một trong những bệnh lây nhiễm, còn được gọi là viêm kết mạc có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi lứa tuổi, không có ngoại lệ đối với trẻ em. Một trong những dấu hiệu chứng tỏ trẻ đang bị đau mắt là viêm giác mạc - lớp màn mỏng của mí mắt. Ở trẻ nhỏ triệu chứng sớm của bệnh đau mắt đỏ không khác nhiều so với người lớn, màu sắc phần trắng của mắt trở nên đỏ, thường xuyên chảy nước mắt thậm chí vào buổi sáng trẻ rất khó mở mắt. Các nguyên nhân chính của bệnh đau mắt đỏ là do vi khuẩn và virus, vì vậy nó rất dễ lây lan.

Ảnh: kenhyhoc.com

Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ mặc dù không phải là một căn bệnh nghiêm trọng nhưng rất dễ lây. Khi con bạn bị đau mắt đỏ (viêm kết mạc) trẻ thường quấy khóc, kêu đau và ngứa không chịu nổi. Thậm chí, trong tình trạng tồi tệ hơn sẽ gây ra đau đầu, buồn nôn, nôn và mờ mắt. Bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc) thật ra có thể tự lành nhưng ở trẻ em thường không thể chịu đựng được ngứa nên chúng thường dùng tay để cọ mắt, đó là lý do khiến cho bụi, vi khuẩn và virus làm bệnh trầm trọng thêm và khó lành. Đối với các mẹ có em bé, hay bạn bè hoặc thành viên trong gia đình đang bị đau mắt đỏ (viêm kết mạc) tốt nhất nên làm thực hiện một số cách để phòng tránh lây nhiễm. Dưới đây là một số mẹo giúp phòng tránh lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ cho trẻ.

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp

Nếu thành viên của gia đình bạn bị đau mắt đỏ nên tránh tiếp xúc trực tiếp với trẻ sơ sinh. Điều này là nhằm để giảm thiểu nguy cơ lây đau mắt cho trẻ. Bệnh đau mắt đỏ cũng có thể lây lan qua ho và hắt hơi. Vì vậy, cách an toàn nhất là hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh.

Tránh tiếp xúc với các vật dụng của người bệnh

Tránh cho trẻ tiếp xúc với các vật dụng của người bệnh. Ảnh: images.alobacsi.vn

Bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc) rất dễ lây lan từ người này sang người khác, kể cả trẻ sơ sinh. Nên tránh tiếp xúc với các vật dụng của người đang bị đau mắt, ví dụ như khăn tay, kính hoặc khăn tắm. Những vi khuẩn và vi rút từ người bệnh dính vào các vật dụng này sẽ dễ dàng lây lan sang cho trẻ.

Giữ vệ sinh nơi công cộng

Khi bạn đưa trẻ đi bơi tại các bể bơi công cộng, nguy cơ bị nhiễm bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc) sẽ càng cao hơn. Điều này là do nước trong bể bơi bị ô nhiễm, vi khuẩn hoặc vi rút gây bệnh đau mắt đỏ sẽ được truyền đến các hồ bơi, và trẻ sẽ dễ dàng mắc bệnh.

Tránh bị dính phải dịch gỉ mắt của người bệnh

Tránh tiếp xúc trực tiếp chất dịch từ mắt người bị bệnh đau mắt đỏ. Ảnh: yeutre.vn

Tránh tiếp xúc trực tiếp chất dịch từ mắt người bị bệnh (viêm kết mạc), các chuyên gia đã tìm thấy một ảnh hưởng rất lớn về chất dịch chảy từ mắt của bệnh nhân đến sự lây lan bệnh đau mắt đỏ. Ngay cả khi do điều kiện khí hậu, các chất dịch gỉ mắt sẽ khô do đó gây ra cứng da tại các cạnh của mí mắt.

Tránh để trẻ dụi tay vào mắt. Ảnh: static.laodong.com.vn

Những cách ngăn ngừa bệnh đau mắt đỏ cho bé liên quan rất nhiều đến lối sống hằng ngày của chúng ta chủ yếu là tạo thói quen thường xuyên rửa tay trước khi chạm vào miệng, mũi và mắt. Cách xử lý tiếp theo có thể nhanh chóng liên hệ bác sĩ nếu tình trạng của con bạn ngày càng nghiêm trọng và không thể chịu đựng được, dẫn đến ảnh hưởng đến thị lực và sốt cao.

Theo: bidanku.com

 

Tác giả: Yuki (dịch)

Tin mới trong ngày