Nhóm các nhà khoa học của Phòng thí nghiệm Khoa học Không gian thuộc Đại học California-Berkeley, Mỹ vừa được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cấp vốn để phát triển một mô hình máy tính giúp dự báo thời điểm xuất hiện phun trào nhật hoa (CME), Sputnik đưa tin.
Theo nghiên cứu mới nhất, CME với nhiều dạng khác nhau diễn ra mỗi 3 hoặc 5 ngày, dưới các hình thức khác nhau. CME dễ quan sát nhất và nguy hiểm nhất thường xuất hiện sau các cơn bão Mặt trời (solar flare). Các nhà khoa học có thể tính toán được hướng đi và khối lượng của dạng CME này.
Tuy nhiên, có một dạng CME khác còn gọi là "CME tàng hình", không xuất hiện sau bão Mặt trời hay hiện tượng nào khác cảnh báo, di chuyển chậm hơn ở vận tốc 386–700 km/giây.
Các nhà khoa học nắm được nhiều thông tin hơn của dạng CME thông thường, có vận tốc khoảng 2.897km/giây, trong khi thu thập được rất ít dữ liệu về CME tàng hình.
Việc hiểu được nguyên nhân và tần suất của những hiện tượng này có thể giúp các cơ quan không gian trên Trái Đất bảo vệ tốt hơn mạng lưới liên lạc và đường dây điện khỏi các cơn bão địa từ trong bầu khí quyển Trái Đất do CME gây ra.
Theo: VnExpress
Mặt Trăng trùm bóng đen lên Trái Đất khi nhìn…
Phát hiện thiên hà xoắn ốc cổ xưa nhất vũ…
Lớp manti Trái đất đang nóng hơn chúng ta tưởng…
Viên đá chứa kim cương ngoài hành tinh
Nút thắt hình thành từ hai thiên hà va vào…
Adidas sản xuất hàng loạt giày in 3D với start-up…
Phát hiện nguồn phát sóng hấp dẫn từ sao neutron
Ra mắt chiếc lược chải đầu thông minh đầu tiên…
Galaxy S9/S9+ với khả năng đo huyết áp của người…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX