Nên nói dối hay "phanh phui" sự thật về ông già Noel? Đây sẽ là lựa chọn khôn ngoan nhất
Huyền Nguyễn 12/23/2017 06:00 PM
Kristen Dunfield, chuyên gia về sự phát triển tâm lý của con người tại Đại học Concordia, xem xét câu chuyện ông già Noel dưới góc nhìn khoa học.

Giáng Sinh là khoảng thời gian tuyệt vời trong năm, đặc biệt đối với trẻ em ở nhiều nước trên thế giới. Thật không may, xung quanh những câu hỏi liên quan tới ông già Noel và những món quà mà trẻ luôn háo hức mong đợi, nhiều phụ huynh rơi vào tình cảnh hoang mang: tiếp tục giữ giấc mơ cổ tích cho con hay phô bày sự thật?

Ảnh: helino.vn

Bạn có nên làm rõ sự thật về ông già Noel?

Vấn đề này luôn là chủ đề tranh luận sôi nổi trên các phương tiện truyền thông. Không ít cha mẹ tỏ ra lo lắng trước việc họ có nên khích lệ niềm tin của con vào sự hiện diện của ông già Noel hay không. Nói dối trẻ liệu có để lại hậu quả gì nghiêm trọng và nên làm gì khi con phát hiện ra chúng đã bị "lừa bịp"?

Câu trả lời nhà khoa học Kristen Dunfield, chuyên gia về sự phát triển tâm lý của con người tại Đại học Concordia (Canada) có thể mang tới cho bạn là: Hãy an tâm. Bạn không cần phải chịu trách nhiệm về mọi chuyện. Trên thực tế, hướng tiếp cận tốt nhất là ủng hộ trẻ khi con tự mình tìm ra sự thật. Sẽ đến lúc chúng tự mình tìm ra sự thật đó và tình hình không quá tồi tệ như bạn tưởng đâu.

Ảnh: helino.vn

Dunfield cho biết: "Với tư cách là nhà khoa học về sự phát triển tâm lý con người, tôi dành phần lớn thời gian nghiên cứu về lòng tin của trẻ. Tôi đặc biệt hứng thú với cách thức lòng tin phát triển như thế nào và chuyện gì sẽ xảy ra khi sự tin tưởng bị đổ vỡ. Trong thời gian mùa lễ hội, tôi cũng dành nhiều thời gian để suy nghĩ về câu chuyện ông già Noel.

Tôi có tới 3 đứa cháu đều dưới 4 tuổi nên những câu chuyện về ông già Noel của tôi có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Nhưng, không giống nhiều phụ huynh, tôi nhận thấy sự phát triển của niềm tin vào một nhân vật như ông già Noel và việc khám phá ra sự thật vào một lúc nào đó, giống như những thành tích ấn tượng đáng được ăn mừng khác, không hề đáng lo sợ chút nào!".

Nghiên cứu trong ngành tâm lý học phát triển gợi ý rằng, những niềm tin huyễn hoặc như vậy không thực sự gây hại, mà có liên quan tới một số kết quả phát triển tích cực, từ việc thực hành "các kỹ năng suy luận, mổ xẻ những sự thực trái ngược", vốn cần thiết cho con người khi muốn tăng cường sự phát triển cảm xúc.

Ảnh: helino.vn

Phần lớn trẻ em sẽ tin vào ông già Noel vào một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, phần lớn trẻ sẽ từ bỏ niềm tin ông già Noel có thật trước khi lên 8 tuổi. Mặc dù cha mẹ thường tỏ ra lo lắng trước giai đoạn chuyển đổi này, nó vẫn là một phần không thể tránh khỏi trong hành trình khôn lớn, trưởng thành của trẻ.

Nếu mục tiêu của bạn là mở rộng niềm tin của trẻ với ông già Noel, bạn có thể đáp lại những câu hỏi trên bằng sự lý giải hoặc bằng chứng hợp lý, đáng tin cậy.

Nếu bạn muốn để trẻ nắm giữ thế chủ động trong việc tìm ra câu trả lời cuối cùng, bạn có thể đơn giản là chuyển hướng câu hỏi lại cho trẻ, đồng thời cho phép con tự đặt ra các lý giải. Hãy nói với con: "Bố/Mẹ không biết nữa. Thế theo con thì cỗ xe tuần lộc bay trên trời kiểu gì?".

Ảnh: helino.vn

Cuối cùng, nếu bạn nghĩ đã đến lúc chỉ dẫn con đến với hiểu biết thông thường của người trưởng thành về ông già Noel, bạn có thể đưa ra những bằng chứng và lý giải theo hướng phủ nhận.

Tác giả: Huyền Nguyễn

Tin mới trong ngày