Nhìn nước tiểu đoán tình trạng sức khỏe
Thái Hà (dịch) 07/01/2017 01:30 PM
Hầu hết chúng ta đều ngại gặp bác sĩ, chúng ta ngại khi phải đề cập đến những chuyện “tế nhị” như tình trạng nước tiểu của mình. Tuy nhiên, chính màu sắc và độ lỏng, đặc của nước tiểu lại có thể tiết lộ rất nhiều về những sự thiếu hụt và rối loạn bên trong cơ thể bạn.

Thông qua nước tiểu, chúng ta không chỉ nghiên cứu được hàm lượng protein, đường và vi khuẩn mà còn có thể phát hiện những khối u ác tính và bệnh nhiễm trùng đường bàng quang. Tám bức ảnh dưới đây sẽ giúp bạn tự chẩn đoán tình trạng sức khỏe của mình để có những biện pháp chữa bệnh hoặc đi khám sớm.

1. Màu hổ phách hoặc mật ong

Ảnh: Maya Borenstein

Đây là màu sắc cảnh báo cơ thể đang thiếu nước và bạn cần phải uống thêm nước.

Nước tiểu giúp bạn thải độc tố ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nếu bạn nhịn tiểu quá lâu hoặc không uống đủ nước để đi tiểu thường xuyên, chất độc sẽ dễ dàng tích tụ bên trong cơ thể.

2. Không màu

Ảnh: Maya Borenstein

Nước tiểu không màu là dấu hiệu của việc bạn đã uống quá nhiều nước, có thể dẫn đến một loạt các biến chứng. Dù biết uống nhiều nước là tốt, nhưng đừng lạm dụng vì điều đó buộc thận phải hoạt động liên tục.

Và khi cơ thể bạn giữ lại quá nhiều nước, nó có thể gây ra sự mất cân bằng giữa nước và natri trong máu.

3. Màu xi-rô hoặc màu nâu

Ảnh: Maya Borenstein

Nước tiểu màu nâu có thể là do bạn đã ăn các loại thực phẩm như đậu tằm, cây đại hoàng hay nha đam. Hoặc có thể là do cơ thể bạn bị mất nước nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, việc dùng các loại thuốc như: thuốc chống sốt rét, thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng và thuốc giãn cơ có thể dẫn đến nước tiểu màu nâu sẫm.

Nếu tình trạng này kéo dài, hãy đi khám ngay vì bạn đang có dấu hiệu của các bệnh như nhiễm trùng đường tiểu hoặc rối loạn chức năng gan và thận.

4. Tạo bọt

Ảnh: Maya Borenstein

Đừng lo lắng nếu bạn thấy nước tiểu có bọt. Điều này thường xảy ra khi bạn đi tiểu nhanh hơn bình thường. 

Nhưng nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, hãy đi khám bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu hàm lượng protein trong chế độ ăn uống của bạn rất cao, hoặc thận đang gặp vấn đề nghiêm trọng.

5. Màu hồng hoặc ửng đỏ

Ảnh: Maya Borenstein

Có phải gần đây bạn hay ăn củ cải đường, quả xâm xôi hoặc cây đại hoàng?

Nếu không, màu này có thể báo hiệu khá nhiều bệnh nghiêm trọng như nhiễm trùng đường tiểu, các bệnh về thận, khối u ác tính và các vấn đề về tuyến tiền liệt.

Ngoài ra, các loại thuốc hóa trị, thuốc nhuận tràng và thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh lao đều có thể khiến nước tiểu có màu đỏ cam.

6. Màu cam

Ảnh: Maya Borenstein

Bạn có thể không uống đủ nước hoặc là do các thực phẩm bạn ăn vào nhuộm màu nước tiểu. Nếu không, tốt nhất hãy đi gặp bác sĩ vì có thể bạn đang gặp vấn đề về gan hoặc ống dẫn mật.

7. Xanh da trời hoặc xanh lá

Ảnh: Maya Borenstein

Một căn bệnh di truyền hiếm gặp có tên gọi “hypercalcemia” (chứng tăng canxi huyết) có thể biến nước tiểu của bạn thành màu xanh.

Nhưng cũng có thể, nước tiểu có màu này là do loại thực phẩm hoặc thuốc mà bạn ăn hoặc uống trong thời gian gần đây. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn hãy đến bác sĩ kiểm tra để loại trừ những thứ như vi khuẩn hoặc nhiễm trùng đường tiểu.

8. Vẩn đục

Ảnh: Maya Borenstein

Đây thường là do nhiễm trùng đường tiểu và sỏi thận gây ra. Nhưng thực phẩm cũng có thể khiến nước tiểu bị đục. Cũng có khi trong nước tiểu xuất hiện một ít những gợn máu có màu hơi đục chứ không đỏ hoàn toàn.

Ngoài ra, nếu bạn bị nhiễm trùng hay viêm bàng quang, khi “xả nước” bạn còn bị đau và bạn cũng phải đi thường xuyên.

Phụ nữ đang mang thai cũng có nước tiểu bị đục do huyết trắng hòa lẫn vào tạo ra.

Thế nào là nước tiểu khỏe mạnh?

 

Ảnh: Maya Borenstein

Theo các chuyên gia tại Cleveland Clinic, nước tiểu khỏe mạnh thường có màu vàng trong, vàng nhạt và trong hoặc vàng sậm và trong.

Nếu nước tiểu của bạn có màu nhạt hơn, nghĩa là cơ thể bạn đang trong tình trạng tuyệt vời: bạn hydrat hóa tốt và bạn đi tiểu thường xuyên. 

Nếu nước tiểu có màu vàng sậm hơn, bạn cũng đừng lo lắng, điều này cho thấy bạn cần uống nhiều nước hơn nhưng cơ thể bạn vẫn khỏe mạnh bình thường.

Ngoài ra, còn một số tác nhân bên ngoài khác có thể ảnh hưởng đến màu nước tiểu của bạn như: thuốc chữa bệnh, thuốc hóa trị, thuốc nhuận tràng, và phẩm màu trong một số loại thực phẩm.

Theo: Littlethings.com

Tác giả: Thái Hà (dịch)

Tin mới trong ngày