Trẻ vị thành niên thường bị lôi kéo bởi các khát vọng và trải nghiệm mới lạ, kích động. Các rối loạn hành vi thường do khao khát học hỏi từ thế giới xung quanh. Chấp nhận rủi ro và trải nghiệm góp phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ vị thành niên ở giai đoạn dậy thì.
Mới đây, các nhà khoa học lý giải rằng rối loạn hành vi thường thấy ở trẻ vị thành niên xuất phát từ mong muốn học hỏi từ thế giới xung quanh. Kết quả nghiên cứu này trái ngược với các giả thuyết trước đây: các tổn thương ở não bộ dẫn tới rối loạn hành vi và cảm xúc.
Trẻ vị thành niên thường bị cuốn hút mạnh mẽ bởi các trải nghiệm mới lạ. Các nhà khoa học cho rằng, những trẻ thành niên có xu hướng này không dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng so với việc lạm dụng các chất gây nghiện.
Rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên liên quan đến khát vọng và đam mê học hỏi từ thế giới xung quanh
Trước đây, một giả thuyết về khoa học thần kinh giải thích rằng sự phát triển chậm của vỏ não trước trán (prefrontal cortex) thường liên quan đến tính cách của trẻ.
Các liên kết yếu giữa vỏ não trước trán với khu đền ơn ở não (brain reward regions; khu này có các cấu trúc thần kinh chịu trách nhiệm về động lực thúc đẩy, ham muốn, khát khao) sẽ dẫn tới các rối loạn về hành vi và tính bốc đồng.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania và Đại học Cornell phủ nhận giả thuyết trên sau khi xem xét hàng loạt các nghiên cứu trước đây. Các nhà nghiên cứu phân tích các bằng chứng phía sau giả thuyết trên, và nhận thấy rằng các hành vi lạc lối khó giải thích ở giai đoạn dậy thì thường có tính bốc đồng và vượt tầm kiểm soát của trẻ.
Nghiên cứu nhận định rằng, các hành vi ở trẻ xảy ra là do chúng khát khao được học hỏi và trải nghiệm từ thế giới xung quanh.
Giải thích của các chuyên gia về rối loạn hành vi
Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Daniel Romer, Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Chính sách Cộng đồng Annenberg tại Đại học Pennsylvania cho biết: "Trước đây, hành vi ở trẻ vị thành niên được giải thích bằng các hóc-môn liên quan đến sự giận dữ. Bây giờ, nó được cho là vỏ não trước trán chưa phát triển hoàn thiện".
Các nhà khoa học chú ý rằng, lý thuyết phát triển vỏ não chẳng liên quan đến bất kỳ rối loạn hành vi nào. Theo đó, họ nhận thấy rằng ở tuổi dậy thì (hay còn gọi là khoảng thời gian tìm kiếm cảm giác), trẻ vị thành niên thường bị cuốn hút mãnh liệt bởi các trải nghiệm mới lạ và có tính kích động.
Nồng độ chất dẫn truyền thần kinh dopamine cao ở trẻ vị thành niên có thể là nguyên nhân kích thích trẻ tìm kiếm các cảm giác mới lạ và khao khát học hỏi từ các trải nghiệm.
Khát vọng và đam mê học hỏi từ thế giới ở tuổi vị thành niên có thế dẫn đến một số rủi ro
Tiến sĩ Romer giải thích thêm: "Điều gì xảy ra nếu trẻ vị thành niên thiếu các trải nghiệm? Do đó, chúng cố gắng tìm kiếm câu trả lời và thử mọi thứ lần đầu tiên, ví dụ như việc lái xe.
Chúng có thể thử các chất gây nghiện, chúng quyết định thứ chúng muốn mặc hoặc ai chúng sẽ hẹn hò. Đối với một số trẻ, khi thử mọi thứ lần đầu tiên, chúng dễ dàng mắc phải một số sai lầm".
"Đa số trẻ vị thành niên trong giai đoạn phát triển sẽ không lạm dụng các chất gây nghiện, bệnh truyền nhiễm do quan hệ tình dục, mang thai, phạm tội, trầm cảm, tự tử hoặc tử vong do tai nạn". Nhưng vẫn có một phần nhỏ các trẻ vị thành niên có xu hướng kích động, rối loạn hành vi, thiếu kiểm soát. Những đứa trẻ này có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề về sức khỏe.
Những trẻ hay bị kích động, có tính bốc đồng và thiếu kiểm soát thường xuất hiện ở giai đoạn 4 đến 5 tuổi. Và triệu chứng sẽ bộc phát mạnh mẽ ở giai đoạn dậy thì và các giai đoạn sau đó. Những trẻ này có tỷ lệ tổn thương và bệnh tật cao do tai nạn xe, bạo lực và bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.
Tiến sĩ Theodore Satterthwaite, giảng viên tại Khoa Tâm thần học, thuộc Trường Y khoa Perelman, Đại học Pennsylvania cho biết: "Trong tương lai, các nghiên cứu nên tìm hiểu sự phát triển của não bộ ở người, trẻ có nguy cơ cao mắc phải rối loạn hành vi, sự phát triển không bình thường ở não và các mối liên kết dẫn tới các chứng tâm thần".
Thay vì tập trung nghiên cứu sự phát triển chậm của vỏ não trước trán, các nhà khoa học có thể đề xuất nghiên cứu tập trung vào mô hình các hành vi của trẻ thích chấp nhận rủi ro và khao khát trải nghiệm trong giai đoạn dậy thì.
Mô hình này giúp giải thích rối loạn hành vi tăng cao ở trẻ vị thành niên, khao khát học hỏi từ các trải nghiệm khi chúng tự cho mình có vai trò và hành vi giống như người lớn.
Theo Tiến sĩ Valerie Reyna, Giám đốc Viện Khoa học Thần kinh ở Người tại Đại học Cornell cho biết: "Cách mà trẻ vị thành niên nghĩ về rủi ro và "phần thưởng" chúng đạt được từ những rủi ro đó sẽ thay đổi cách chúng trưởng thành.
Do đó, chúng ta cần phải xem xét các nghiên cứu gần đây về phát triển trí não ở giai đoạn dậy thì để giải thích rõ ràng về cách chúng tiếp cận các rủi ro".
Theo: soha.vn
Lý giải những nguyên nhân gây ra bệnh "vô cảm"
11 lợi ích của ngủ không mặc quần lót đối…
Enzyme Pepsin, chất quan trọng trong hệ thống trao đổi…
Làm thế nào khi trẻ lỡ uống phải dầu hỏa
Phương pháp xóa xăm bằng laser và tác dụng phụ
Slime - chất nhờn ma quái và hậu quả khôn…
3 tư thế "yêu" trong phòng tắm giúp cặp đôi…
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của Chà Là…
L-Carnitine: Lợi ích và liều lượng an toàn khi sử…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX