Nhiễm trùng đường tiểu
Các biểu hiện thường gặp ở trẻ là tiểu ít hơn bình thường, tiểu lắt nhắt hay tiểu són, màu sắc nước tiểu thay đổi… Kèm theo đó có thể trẻ còn bị sốt kéo dài, chán ăn, khó tăng cân. Với những trẻ mới đi học lần đầu, theo các chuyên gia, bệnh nhiễm trùng đường tiểu khá dễ gặp vì các bé đến trường thường ít uống nước, lạ chỗ nên hay nín tiểu, vệ sinh không hợp lý… Lời khuyên là khi thấy con có những dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu như kể trên, ba mẹ nên thu xếp thời gian đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
Lưu ý: Cần tập cho bé thói quen đi vệ sinh đúng giờ, uống nhiều nước, rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Đặc biệt với bé gái, ba mẹ có thể hướng dẫn con cách dùng giấy vệ sinh phù hợp.
Đường hô hấp bị nhiễm khuẩn
Môi trường mới ở trường học có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ, dễ gặp là chứng viêm hô hấp trên và viêm phế quản phổi, viêm họng do siêu vi, thậm chí kèm với viêm kết mạc… Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị bệnh đường hô hấp đột ngột là sốt trong vài ngày, sổ mũi, chảy nước mắt, hay ho, đau họng, khó nuốt, đau họng khi ăn uống… Nếu không bị bội nhiễm vi khuẩn, thông thường các trường hợp trẻ bị viêm họng do siêu vi có thể tự khỏi sau 4 đến 5 ngày.
Lưu ý: Ba mẹ nên cho trẻ nghỉ ở nhà khi con mắc phải các chứng bệnh đường hô hấp như nói trên. Nếu cần, nên đưa con đi khám bác sĩ và nhờ tư vấn cách chăm sóc con tại nhà phù hợp. Đặc biệt lưu ý khi trẻ có các biểu hiện nặng như sốt rất cao, khó thở, quá mệt mỏi… Khi đó, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Nhiễm giun, sán
Đây cũng là một trong những bệnh lý trẻ dễ gặp phải nhất trong những ngày đầu đi học. Nguyên nhân do môi trường vui chơi kém vệ sinh, ăn uống chung, nguồn thực phẩm không đảm bảo, trẻ tiếp xúc với nhiều người… Đặc biệt, nguy cơ trẻ bị nhiễm giun, sán đường ruột được xem là khá phổ biến trong điều kiện nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, tập quán ăn uống, vệ sinh môi trường kém tại những vùng ngoại ô hay nông thôn. Trẻ bị nhiễm giun đường ruột lâu ngày có thể biếng ăn, suy dinh dưỡng, thiếu máu, chậm lớn, khó tăng cân...
Lưu ý: Trước tiên ba mẹ cần quan tâm chọn trường uy tín cho trẻ, đảm bảo trường an toàn vệ sinh, trẻ được chăm sóc tốt, vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn, sau khi đi tiểu, đại tiện… Ngoài ra, ba mẹ cũng nên tư vấn bác sĩ để tẩy giun cho trẻ định kỳ.
Nhiễm siêu vi
Trẻ gặp phải các triệu chứng dễ nhận biết như sốt đột ngột, thân nhiệt trên 39 độ hoặc cao hơn, kèm theo đó trẻ có thể phát ban, đau bụng, ói mửa, tiêu chảy. Cơn sốt của trẻ có thể kéo dài, khi dùng thuốc hạ nhiệt thì nhiệt độ chỉ giảm trong thời gian ngắn rồi lại tăng lên. Vào mùa mưa, trong những ngày đầu đi học có thể trẻ còn bị sốt xuất huyết. Triệu chứng thường gặp là trên da xuất hiện các chấm xuất huyết nhỏ li ti, thậm chí có vết bầm hay xuất huyết thành từng mảng ở tay chân, thân mình, chảy máu cam, nôn máu, tiêu ra máu…
Lưu ý: Ba mẹ nên nhắc cô giáo quản lý trẻ ở trường tốt hơn, cần giữ ấm cho trẻ nếu thời tiết lạnh, không cho trẻ chơi ngoài nắng, ăn uống hợp vệ sinh... Ở nhà, ba mẹ cần giữ nhà cửa thông thoáng, thu dọn các vật chứa nước cặn để diệt muỗi. Trường hợp trẻ bị sốt cao, cho dùng thuốc 2 ngày mà vẫn không hạ sốt thì nên đưa trẻ đi khám bệnh ngay.
Lý giải những nguyên nhân gây ra bệnh "vô cảm"
11 lợi ích của ngủ không mặc quần lót đối…
Enzyme Pepsin, chất quan trọng trong hệ thống trao đổi…
Làm thế nào khi trẻ lỡ uống phải dầu hỏa
Phương pháp xóa xăm bằng laser và tác dụng phụ
Slime - chất nhờn ma quái và hậu quả khôn…
3 tư thế "yêu" trong phòng tắm giúp cặp đôi…
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của Chà Là…
L-Carnitine: Lợi ích và liều lượng an toàn khi sử…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX