1. Không tự kiểm soát được việc tiết kiệm hay chi tiêu
Rõ ràng, nếu không thể chủ động được việc tiêu gì hay tiết kiệm bao nhiêu thì bạn khó mà giàu được, dù có kiếm ra nhiều tiền.
Nếu không thể tiết kiệm đều đặn, bạn có thể dùng dịch vụ tự động tiết kiệm như ngay khi có lương, một phần tiền sẽ được chuyển sang tài khoản tiết kiệm hay đầu tư. Bạn chỉ cần thực hiện lần đầu sau đó việc này tự động lặp lại mỗi tháng.
Các tác giả ở trường kinh doanh Harvard thấy rằng những phụ nữ chọn cách tự động chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm thì số tiền để dành được tăng lên 81% trong một năm.
2. Không dứt khoát cắt lỗ
Điều này liên quan đến quyết định thay đổi kế hoạch đầu tư, nên cắt lỗ hay không. Khi đầu tư chủ động như mua bán bất động sản, cổ phiếu thì chúng ta cần sáng suốt nhận định tình hình và dứt khoát cắt lỗ khi cần.
Tưởng tượng bạn là CEO của một công ty ôtô và bạn có kế hoạch chế tạo một chiếc ôtô mới tốn một tỷ. Bạn đã đầu tư vào đó 900 triệu và đột nhiên phát hiện đối thủ của mình sắp hoàn thiện một chiếc xe tốt hơn và chắc chắn bạn sẽ không cạnh tranh nổi. Dù vậy hầu hết mọi người sẽ tiêu nốt 100 triệu vào chiếc xe này.
Chúng ta nên nghĩ về tình trạng hiện tại thế nào và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo chứ không phải là về những gì chúng ta đã bỏ ra.
3. Đánh giá quá cao những thứ mình có
Chẳng hạn, một cặp vợ chồng đang rao bán căn nhà mình ở khá lâu và nghĩ nó giá 1,3 tỷ. Công ty môi giới đề xuất giá khoảng 1,1 tỷ và cho rằng ngôi nhà cần phải sửa sang nhiều mới bán được. Người bán và bên môi giới trao đổi qua lại mà chưa thống nhất được.
Nếu đôi vợ chồng trên nhất định không chấp nhận mức giá đề xuất, họ có thể không bao giờ bán được nhà. Cảm xúc gắn liền với ngôi nhà mình đã ở có thể ảnh hưởng tới sự định giá khách quan giá trị thực của nó.
Đánh giá sai về những thứ mình có sẽ làm nhận định sai về tình trạng tài chính và làm hỏng những cuộc thương lượng. Để ước lượng đúng giá trị những tài sản của mình, còn phải thông hiểu nhu cầu của thị trường.
4. Cảm nhận một cách tương đối về tiền, thiếu cảm nhận giá trị tuyệt đối
Giả sử, bạn định mua giày và phát hiện một tiệm bán 600 nghìn trong khi chỗ xa hơn khoảng 3km chỉ bán 400 nghìn. Khi đó, bạn thường sẽ cố chạy thêm 3 km để mua được rẻ 33%. Nhưng khi muốn mua tivi và tìm thấy một tiệm bán 10,6 triệu đồng còn tiệm ở xa hơn 3 km bán 10,4 triệu đồng, bạn thường sẽ không đi xa hơn để mua rẻ có 1,9%, mặc dù vẫn tiết kiệm được 200 ngàn đồng như trên.
Khi thuyết tương đối xảy ra, chúng ta thường đưa ra quyết định nhanh chóng về khoản mua sắm lớn và lại cân nhắc đắn đo khi mua món nhỏ là vì nghĩ về phần trăm tổng số chi tiêu chứ không phải là số tiền cụ thể.
5. Không nghĩ xem tiền của mình đã đi đâu
Chúng ta chi tiêu từng món nhỏ một cách dễ dàng để rồi cuối cùng không nhớ nổi tại sao cả khoản thu nhập đáng kể đã đi đâu mất. Nếu tính toán xem mình có thể làm gì với khoản tiền này, chúng ta sẽ không chi tiêu những món nhỏ dễ dàng nữa.
Hãy là người tiêu dùng thông minh bạn nhé.
5 dấu hiệu biết crush không thích bạn
Bạn là người sống bằng lý trí hay bằng con…
Muốn thành công, phải nhớ câu nói của Thomas Edison
Mẹo vặt: Đây là cách bạn tận dụng những chiếc…
Cách làm nến thơm từ bã cà phê
Lợi ích của việc đam mê viết lách
Trang trí ngôi nhà nhỏ của bạn từ những chai…
Mẹo vặt: Cuộc sống cực tiện lợi và bất ngờ…
Ý nghĩa đằng sau màu son môi
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX