Bồn cầu là nơi trú ngụ của rất nhiều loại vi khuẩn và chúng ta không thể làm sạch vi khuẩn hoàn toàn được. Với các loại bồn cầu tại nhà, chúng ta có thể dùng các biện pháp vệ sinh để khử trùng.
Tuy nhiên, bồn cầu tại các nhà vệ sinh công cộng thường không được làm sạch và chứa đựng nhiều nguy cơ lây bệnh. Do đó, để ngăn ngừa cơ thể tiếp xúc với các loại vi khuẩn khi đi vệ sinh công cộng, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây.
1. Tránh tiếp xúc với lòng bàn tay
Bạn nên dùng mu bàn tay thay vì lòng bàn tay và các ngón tay khi đi vệ sinh công cộng, chẳng hạn khi mở cửa phòng vệ sinh, để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ những người sử dụng trước đó. Lòng bàn tay là bộ phận dễ tiếp xúc với mắt, miệng và cơ quan sinh dục, vì vậy hãy giữ lòng bàn tay sạch sẽ.
2. Mang theo giấy lau tay
Nhà vệ sinh công cộng là nơi chứa nhiều vi khuẩn, để tránh vi khuẩn bám vào tay sau khi đi vệ sinh, bạn nên chuẩn bị khăn giấy trong túi để lau sạch tay sau đó. Nếu bạn quên mang theo khăn giấy, hãy sử dụng giấy vệ sinh có sẵn để thay thế. Bạn sẽ xua tan nỗi sợ đi vệ sinh nơi công cộng nhờ việc luôn chuẩn bị sẵn sàng cho chuyện này.
3. Sử dụng giấy lót bồn cầu
Lượng vi khuẩn trên bồn cầu cực kỳ lớn do rất nhiều người sử dụng nhà vệ sinh công cộng hằng ngày. Vì vậy, trước khi ngồi xuống, hãy lót giấy vệ sinh trên thành bồn cầu để hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn. Tuy nhiên, bạn nên chuẩn bị sẵn giấy vệ sinh vì nguy cơ giấy vệ sinh có sẵn nhiễm khuẩn là rất cao nên sẽ không giúp ích được gì cho bạn.
Ngoài ra, bạn nên “ngồi xổm” vì các chuyên gia cho rằng tư thế này sẽ giúp bạn đi vệ sinh dễ dàng hơn và ngăn ngừa vi khuẩn hiệu quả.
4. Tránh nhiễm khuẩn khi xả nước
Hãy đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước. Ngoài ra, bạn nên dùng khăn giấy bao quanh tay trước khi ấn nút xả nước thay vì dùng tay không để hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn bám trên nút.
Sau đó nhanh chóng ném giấy vệ sinh vào sọt rác và ra khỏi phòng để tránh vi khuẩn bám vào người.
5. Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng
Rửa tay bằng nước ấm và nếu có thể, dùng xà phòng để ngăn chặn vi khuẩn bám vào tay hiệu quả hơn.
Đừng quên sử dụng khăn giấy hoặc dùng mu bàn tay để tắt vòi nước sau khi rửa, tránh dùng lòng bàn tay vì vi khuẩn sẽ bám trở lại.
6. Làm khô tay đúng cách
Bạn nên lau sạch tay bằng khăn giấy thay vì máy sấy sau khi đi vệ sinh, vì hơi nóng của máy sấy và môi trường ẩm trong nhà vệ sinh sẽ khiến cho vi khuẩn phát tán nhanh chóng.
7. Mang theo nước khử trùng
Sử dụng nước khử trùng sau khi đi vệ sinh, đi ăn hay tiếp xúc với các vật dụng công cộng sẽ bảo vệ cơ thể hiệu quả và ngăn ngừa vi khuẩn xuất hiện. Nước khử trùng sẵn có ở các tiệm thuốc hoặc có trong các siêu thị. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng gel rửa tay khô thay thế.
Mặc dù nguy cơ lây bệnh từ các nhà vệ sinh công cộng vẫn chưa có bằng chứng xác thực, tuy nhiên, bạn cần lưu ý cách sử dụng nhà vệ sinh công cộng an toàn để tránh các mầm bệnh và vi khuẩn có thể lây lan gây hại đến sức khỏe. Mặt khác, đừng vì lo sợ lây nhiễm vi khuẩn mà nhịn tiểu vì bạn có thể chịu nhiều ảnh hưởng xấu như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, suy thận.
Theo: hellobacsi.com
Lý giải những nguyên nhân gây ra bệnh "vô cảm"
11 lợi ích của ngủ không mặc quần lót đối…
Enzyme Pepsin, chất quan trọng trong hệ thống trao đổi…
Làm thế nào khi trẻ lỡ uống phải dầu hỏa
Phương pháp xóa xăm bằng laser và tác dụng phụ
Slime - chất nhờn ma quái và hậu quả khôn…
3 tư thế "yêu" trong phòng tắm giúp cặp đôi…
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của Chà Là…
L-Carnitine: Lợi ích và liều lượng an toàn khi sử…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX