Kiểm soát lượng đường trong máu đồng nghĩa với việc bạn phải cắt giảm lượng cà phê tiêu thụ. Nhưng bên cạnh đó, một nghiên cứu chứng minh việc uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Vậy cà phê đen ảnh hưởng đến lượng đường huyết như thế nào?
Ảnh hưởng của cà phê đối với người mắc bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu được công bố trong "Diabetes Care" năm 2007 đã xem xét tác động của cà phê đến lượng đường huyết. Mười người bị bệnh tiểu đường loại 2 được tham gia thí nghiệm là những người có thói quen uống cà phê. Họ tiêu thụ một viên nang chứa 500 mg caffein mỗi ngày. Những người uống cà phê có nồng độ tổng thể glucose và nồng độ glucose trong máu sau ăn cao hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng cơ chế sau mức caffeine và glucose có thể liên quan đến sự điều chỉnh nội tiết tố của hoạt động hấp thu. Họ cho rằng sự hiện diện của caffein làm tăng hormone epinephrine, làm giảm quá trình chuyển hóa glucose. Một suy đoán khác liên quan đến sự điều chỉnh của hoạt động hấp thu glucose - caffein có những ảnh hưởng nhất định đến não bộ mà điều này có thể gây ức chế việc giải phóng glucose trong các tế bào.
Ảnh hưởng của cà phê đối với người không mắc bệnh tiểu đường
Theo một nghiên cứu của Science Daily, caffein thực sự có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. Những người không mắc bệnh tiểu đường có thể tiêu thụ một lượng caffein vừa phải để tăng glucose thông qua hoạt động sản xuất insulin. Insulin là hormone điều tiết sự giải phóng glucose. Cơ thể chỉ cần bơm ra một chút insulin để điều tiết các tác động của caffein đến lượng glucose trong máu.
Đừng lạm dụng caffein
Một người có thói quen uống cà phê thường xuyên có thể thắc mắc lượng caffein như thế nào sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Khoảng 250 mg caffein mỗi ngày có thể gây ra rối loạn glucose trong máu. Con số này tương đương với 2 - 2,5 ly cà phê đen mỗi ngày. Nếu bạn cần giảm tác động của cà phê đen đến lượng glucose trong máu, hãy cắt giảm ngay lượng tiêu thụ cà phê hàng ngày của mình.
Liều thuốc phòng ngừa
Theo một nghiên cứu vào năm 2011 của UCLA, nếu bạn không mắc bệnh tiểu đường, cà phê đen có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa căn bệnh mãn tính này. Các nhà nghiên cứu đã xác định mối liên kết giữa việc tiêu thụ cà phê và lượng hormone globulin, SHBG trong máu. Những người có lượng SHBG trong máu thấp có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Uống cà phê có chứa caffein ảnh hưởng đến mức SHBG trong máu. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 359 bệnh nhân tiểu đường mới được chẩn đoán và 359 đối tượng không mắc bệnh tiểu đường để phân tích thói quen uống cà phê và nồng độ SHBG. Những người uống ít nhất bốn cốc cà phê mỗi ngày có mức SHBG cao hơn và có tới 56% người ít có khả năng mắc bệnh tiểu đường.
Lý giải những nguyên nhân gây ra bệnh "vô cảm"
11 lợi ích của ngủ không mặc quần lót đối…
Enzyme Pepsin, chất quan trọng trong hệ thống trao đổi…
Làm thế nào khi trẻ lỡ uống phải dầu hỏa
Phương pháp xóa xăm bằng laser và tác dụng phụ
Slime - chất nhờn ma quái và hậu quả khôn…
3 tư thế "yêu" trong phòng tắm giúp cặp đôi…
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của Chà Là…
L-Carnitine: Lợi ích và liều lượng an toàn khi sử…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX