1. Khi mạng xã hội trở thành "ngòi nổ" cho những phản ứng trái chiều
Những ngày qua nhiều người Việt hết sức hoang mang khi tin tức những hình khối hình vuông, tròn, tam giác trở thành bảng chữ cái mới được "mã hóa". Những thông tin tràn lan trên mạng còn cho rằng đây chính là chữ viết mới trong Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 bắt đầu được áp dụng ở các trường Tiểu học trên cả nước.
Điều đáng ngạc nhiên hơn, bất chấp đúng hay sai, những clip chế hài hước, ảnh chụp những khối hình vuông tròn và hàng loạt bình luận có tính đả kích lại truyền trên khắp các trang mạng xã hội với tốc độ chóng mặt. Trong khi giới trẻ hùa nhau đem cách giáo dục mới ra chế giễu, nhiều ông bố bà mẹ trẻ còn phản đối không đồng tình cho con mình tiếp thu sự cải cách này. Thậm chí có thể dễ dàng thấy rằng, trong một bài đăng về cải cách mới giáo dục, những bình luận bênh vực dễ dàng bị lấn át bởi những lời lẽ tiêu cực khác.
Tiếp nhận những điều quá mới mẻ chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt là đối với sự thay đổi liên tục của nền giáo dục. Nhưng dường như, những phản ứng gay gắt của cư dân mạng nằm ngoài dự liệu của những nhà Giáo sư, Tiến sĩ đang nghiên cứu về những thay đổi này. Sự bùng lên mạnh mẽ về những tranh cãi của vấn đề dạy và học đang trở thành đề tài được quan tâm số 1 ở thời điểm hiện tại.
2. Cách đọc vuông tròn có thực sự đáng lên án?
Sau tất cả những ồn ào ấy, nhiều bậc "tiền bối" và báo đài đã lên tiếng giải thích rõ về hình thức học mới mẻ này. Nói là mới mẻ nhưng thực chất lại không hề mới. Nhiều thế hệ trước đã lên tiếng rằng, trước đây họ đã từng được học phương pháp này và có thể đọc viết một cách hoàn toàn bình thường. Không có chuyện bảng chữ cái tiếng Việt được mã hóa thành những kí tự hình học, cũng không có chuyện các bé lớp 1 sẽ được dạy "học vẹt" giống như các clip lan truyền trên mạng xã hội.
Các hình học này được đưa ra chỉ để tượng trưng cho số lượng chữ cái trong một câu, giúp các bé nhận biết được số tiếng trong một câu để không bỏ sót khi đọc. Đây chỉ đơn giản là bài học "nhập môn", giúp cho trẻ có thể dễ thích ứng hơn khi bước chân vào môi trường học tập và làm quen với các con chữ.
3. Hãy xem xét toàn diện và khách quan trước khi đưa ra những lời bình luận
Chưa cần bàn luận đến việc phải trái, thái độ của một bộ phận cư dân mạng mới là điều đáng quan ngại của nền giáo dục. Suy cho cùng, mọi chuyện sẽ không trở nên quá nghiêm trọng nếu như không có những "anh hùng bàn phím" thiếu hiểu biết và thích nhận được sự chú ý. Điều đáng buồn hơn, những cá thể hùa theo hầu hết là những bạn trẻ, thậm chí là các ông bố bà mẹ trẻ có con cái đang ngồi trên ghế nhà trường.
Vẫn biết nền giáo dục còn nhiều thiếu sót, nhưng việc quay clip chế giễu, lên án những nhà giáo dục để biến việc cải cách thành trò cười cho thiên hạ là việc chẳng mấy hay ho gì. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin khiến cho mỗi tin tức đều có thể lan truyền một cách chóng mặt, dù đúng dù sai cũng thu hút được sự quan tâm vô cùng lớn của cộng đồng mạng. Suy nghĩ một cách tiêu cực có thể khiến mọi thứ trở nên lệch lạc và nghiêm trọng hơn.
Một clip ông bố xé sách con vì cho rằng con đọc vẹt, những lời lẽ khiếm nhã, hơn 10 triệu lượt views với tốc độ chia sẻ chóng mặt... Tất cả những điều ấy có khiến cho nền giáo dục tốt lên? 10 triệu lượt views có đổi được thành tiền? Và đứa trẻ trong clip liệu có thực sự không còn được đi học bởi sự phẫn nộ của ông bố? Chưa cần học đâu xa, chính bố mẹ và người thân trong gia đình mới là nền tảng cho sự giáo dục của con cái. Thế mới biết, văn hóa sử dụng mạng xã hội cũng là một trong những điều cần học tập, hãy suy xét một cách cẩn thận và toàn diện trước khi lên tiếng để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Creepypasta và những sự thật thú vị
5 phong tục tập quán của người Việt Nam không…
Sự khác biệt giữa phong cách Vintage và Retro
Bỏ rác đúng nơi qui định thể hiện lối sống…
Vì sao nhiều người lại thích mèo?
5 biểu hiện cho thấy bạn đang sống ảo
5 dấu hiệu biết crush không thích bạn
10 điều bạn chưa biết về đất nước Colombia
5 so sánh kinh điển giữa mắt người và máy…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX