Chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên
Dinda 04/29/2018 01:30 PM
Đừng xem thường chứng trầm cảm vì nó cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng thể chất và tình cảm của người bị bệnh, cũng như năng suất trong mọi hoạt động.

Vào những năm gần đây, vấn đề trầm cảm và ý định tự sát ngày càng gia tăng rộng rãi. Đó cũng là lý do cho loạt seri phim “13 lý do tại sao” về các chủ đề như trầm cảm, bạo lực, hãm hiếp và tự tử ở lứa tuổi thanh thiếu niên cho đến hàng loạt tin về Thử thách cá voi xanh, một thử thách khiến hàng loạt thanh thiếu niên kết thúc cuộc đời mình. Những điều dưới đây hi vọng sẽ làm tăng nhận thức về sức khỏe tâm lý và tình trạng của thanh thiếu niên khi gặp phải chứng trầm cảm.

Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA) định nghĩa, trầm cảm là một bệnh tâm thần nghiêm trọng ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành động tiêu cực. Trầm cảm có thể "tấn công" bất cứ ai, nhưng căn bệnh thường gặp ở thanh thiếu niên khoảng giữa 20 tuổi. Đừng xem thường chứng trầm cảm vì nó cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng thể chất và tình cảm của ngưởi bị bệnh, đồng thời giảm năng suất trong mọi hoạt động.

Chúng ta không nên xem thường chứng trầm cảm. Ảnh: vicare.vn

Dấu hiệu nhận biết triệu chứng trầm cảm

Thật may mắn, trầm cảm có thể được chữa khỏi khi được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Bước đầu tiên, xác định một số triệu chứng trầm cảm dưới đây được trích dẫn từ trang chính thức của APA và helpguide.org:

  • Cảm thấy buồn hoặc chán nản
  • Mất hứng thú với các hoạt động ưa thích
  • Thay đổi khẩu vị, ảnh hưởng đến cân nặng mà không quan tâm đến chế độ ăn kiêng
  • Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Mất năng lượng và cảm thấy mệt mỏi
  • Thực hiện các hoạt động thể chất vô ích (ví dụ như bóp tay hoặc đi tới đi lui) hoặc hoạt động và nói chuyện nhẹ nhàng
  • Cảm thấy vô ích và tội lỗi với tất cả mọi thứ xung quanh
  • Khó suy nghĩ, mất tập trung khi đưa ra quyết định
  • Thường xuyên nghĩ về cái chết.
Người mắc trầm cảm thường suy nghĩ về cái chết. Ảnh: bvtt-tphcm.org.vn

Ngoài các triệu chứng trầm cảm trên, hãy cảnh giác với các dấu hiệu cho thấy một người có ý định tự sát sau đây:

  • Nói chuyện hoặc nói đùa về tự sát
  • Nói những điều bi quan như "Tôi chết sẽ tốt hơn", "Không có lối thoát" hay "Tôi hy vọng tôi có thể biến mất mãi mãi"
  • Nói những điều lãng mạn hóa cái chết, chẳng hạn như "Nếu tôi chết, tôi sẽ được mọi người yêu mến hơn".
  • Viết về cái chết hoặc tự tử
  • Tham gia vào hoạt động có hại dẫn đến tai nạn hoặc gây thương tích
  • Nói lời tạm biệt với gia đình và bạn bè như thể đây là cơ hội cuối cùng để gặp nhau
  • Tìm tự giết bằng cách mua ma túy hoặc vũ khí.

Những điều cha mẹ có thể làm

  • Thường xuyên trò chuyện cởi mở với con và giúp con đối phó với những dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

  • Nhận biết rằng những thiếu niên bị trầm cảm có thể khó nói ra cảm xúc hoặc không hiểu mình đang gặp vấn đề gì. Thậm chí có thể các em không nhận thức được các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Đừng đánh giá thấp mọi thứ mà đứa trẻ cảm thấy, mặc dù nó có vẻ không hợp lý. Để các em cảm thấy được giúp đỡ và thừa nhận rằng nỗi buồn của chúng thật sự đã xảy ra.

  • Giúp trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, chẳng hạn như thể dục thể thao, lớp học âm nhạc, các lớp học nghệ thuật,...

  • Khuyến khích trẻ làm tình nguyện viên. Giúp đỡ người khác có thể nâng cao lòng tự trọng và có khả năng chống lại chứng trầm cảm. Bằng cách làm tình nguyện viên, các em có thể cảm nhận được mục đích của cuộc sống.

  • Nhớ lưu ý sức khỏe thể chất của các em. Chuẩn bị bữa ăn bổ dưỡng, hạn chế việc sử dụng các thiết bị công nghệ điện tử, đặt giờ ngủ thích hợp, đảm bảo ngủ đủ giấc và khuyến khích trẻ tập thể dục. Gia đình nên có thói quen ổn định trong việc ăn uống, tập thể dục và ngủ.

Hãy chú ý đến những thay đổi về thói quen cũng như tính cách của trẻ.
Ảnh: baomoi.com
  • Biểu hiện của bệnh trầm cảm ở thiếu niên khác với người lớn. Thế nên, hãy cảnh giác trước những thay đổi rõ rệt trong hành vi của con, thói quen ăn uống, tâm trạng, thói quen ngủ và cách giao tiếp với người khác, đặc biệt nếu những thay đổi kéo dài nhiều tuần.

Theo: guesehat.com

Author: Dinda

News day