Sống chung hay không sống chung với bố mẹ là nỗi băn khoăn của rất nhiều cặp đôi trẻ đang tiến tới ý định kết hôn. Người già thường thích con cháu sum vầy đông vui, nên họ sẽ mong muốn vợ chồng bạn về sống chung. Đó là một lời đề nghị khá hấp dẫn. Bạn sẽ được giúp đỡ trong nhiều việc, nhất là khi bạn có con và cả hai vợ chồng đều quá bận rộn với công việc.
Nếu bạn đang có mối quan hệ tốt với bố mẹ chồng tương lai, việc sống chung có thể khá dễ chịu trong tưởng tượng của bạn. Nhưng, dù bố mẹ chồng của bạn thật sự là những người tuyệt vời, sống chung với họ vẫn không phải là một ý tưởng hay cho hai bạn. Có 4 lý do cho điều đó.
1. Sự riêng tư của hai vợ chồng
Mọi cặp vợ chồng, đặc biệt là vợ chồng mới cưới luôn cần có không gian riêng tư chỉ có hai người. Sau khi cưới là giai đoạn hai người cần tìm hiểu nhau kỹ hơn và chấp nhận nhau để làm cho mối quan hệ bền chặt hơn. Không gian riêng tư và lãng mạn không thể thiếu để bồi đắp tình yêu giữa hai bạn. Nhưng việc ở cùng một nhà sẽ khiến hai bạn không có đủ không gian riêng dành cho nhau. Thêm vào đó, sẽ có những lúc vợ chồng cãi nhau, để giải quyết vấn đề, để hiểu nhau hơn, nhưng hai bạn sẽ bị hạn chế nếu ở cùng bố mẹ và phải giữ những điều bực tức, bất đồng trong lòng. Điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ lâu dài của các bạn. Bất tiện này đáng để bạn cân nhắc đến một cuộc sống tự lập sau khi kết hôn.
2. Bạn sẽ luôn là khách trong nhà
Vì đây là nhà bố mẹ chồng, dù thế nào đi nữa, bạn vẫn là một người khách trong nhà. Điều này sẽ khiến bạn không thoải mái khi sống ở đây. Nếu sống riêng, bạn có thể sắp xếp mọi thứ theo cách của mình, khi cảm thấy mệt mỏi trong công việc, bạn có thể cho phép mình lười biếng trong việc dọn dẹp một chút. Nhưng ở chung với bố mẹ chồng, bạn phải ưu tiên nghe theo bố mẹ và chắc chắn không được có việc lười biếng không phụ giúp việc nhà sau khi tan làm. Đôi khi, những điều nhỏ nhặt đó có thể khiến bạn mệt mỏi và căng thẳng.
3. Chồng bạn sẽ không thể hoàn toàn trưởng thành
Khi ở chung với bố mẹ chồng, chồng bạn đang ở căn nhà tuổi thơ của anh ấy, nơi bố mẹ vẫn luôn cảm thấy chồng bạn còn là một đứa trẻ và luôn quan tâm, chiều chuộng anh ấy. Điều đó khiến cho chồng bạn mãi là một đứa trẻ, không thật sự trưởng thành và không thể trở thành chỗ dựa vững chắc dành cho bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể thấy đôi chút buồn khi cảm thấy không thật sự hòa nhập được vào gia đình vì bố mẹ chồng sẽ quan tâm đến chồng bạn nhiều hơn. Bạn sẽ nhớ tha thiết khoảng thời gian còn là cô công chúa trong vòng tay ba mẹ ruột của mình.
4. Sự khác nhau trong quan điểm nuôi dạy con cái
Bất đồng lớn nhất có thể xảy ra giữa bạn và bố mẹ chồng là việc nuôi dạy con cái. Bạn sống chung với bố mẹ, nên họ sẽ can thiệp vào việc nuôi dạy con của bạn. Mọi việc sẽ tốt đẹp nếu cả hai có chung quan điểm về chăm sóc và dạy dỗ em bé. Tuy nhiên, khoảng cách thế hệ chắc chắn sẽ tạo ra mâu thuẫn trong cách nuôi dạy bé. Đây là một trong những mâu thuẫn thường xảy ra khi nhiều thế hệ sống chung, và nếu không có một bên nhường nhịn thìối quan hệ trong gia đình sẽ trở nên căng thẳng không nên có.
Sống tự lập sau khi kết hôn chắc chắn sẽ có nhiều vất vả hơn khi không có sự giúp đỡ của bố mẹ. Nhưng, về lâu dài, cả hai bạn sẽ trưởng thành hơn và mối quan hệ với bố mẹ chồng vẫn luôn tốt đẹp.
Bạn đang đọc báo người Việt tại Mỹ - Vinacircle. Mọi đóng góp về nội dung xin gửi về địa chỉ email: content@vinacircle.com. Xin cảm ơn!
Những người đàn bà tô hồng hạnh phúc
Đi cùng em, anh nhé!
Cùng anh gánh cả bầu trời
Bạn có quyền say nắng nhưng phải thật tỉnh táo!
Chỉ cần bên nhau bình yên thôi
Hạnh phúc là những điều giản đơn
Yêu một người không nên yêu
Người thứ ba - Đáng thương hay đáng trách?
Lời mẹ dặn con gái trước khi về nhà chồng
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX