Liệu pháp điều trị bằng dầu cần sa giúp cho vết thương trên má của anh bớt đau đớn hơn. Từ đó các nhóm nghiên cứu cho rằng dầu cần sa có thể được sử dụng để làm giảm cơn đau của các bệnh nhân ung thư.
Mặc dù, sẽ cần nhiều nghiên cứu được thực hiện để xác định khả năng làm lành vết thương của dầu cần sa. Tuy nhiên theo như bác sĩ Vincent Maida – giáo sư tại Khoa Giảm đau của Đại học Toronto, người trực tiếp chữa trị cho bệnh nhân nói trên, khả năng giảm đau của dầu cần sa đã được biết đến trong nhiều năm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tổ tiên của chúng ta cũng thường dùng dầu cần sa cho vết thương hở.
Người đàn ông 44 tuổi đến gặp bác sĩ Maida tại phòng khám giảm đau ở Toronto vào mùa xuân năm 2016 nhằm tìm một liệu pháp giảm đau cho vết thương ác tính trên má phải của anh. Mặc dù khối u đã được cắt bỏ kèm theo hóa trị và xạ trị trước đó, nó vẫn xuất hiện trở lại sau một thời gian. Bởi vậy trong suốt 2 năm, người đàn ông này đã chữa trị tại nhiều nơi khác nhau trước khi đến với phòng khám của bác sĩ Maida.
Anh cũng than phiền về hiệu quả thấp cùng tác dụng phụ như buồn ngủ và táo bón của các phương pháp điều trị trước đó. Người đàn ông này yêu cầu bác sĩ Maida giới thiệu qua về phương pháp điều trị sử dụng cần sa.
Bác sĩ Maida đã giới thiệu phương pháp điều trị bằng hơi cần sa được áp dụng cho anh ta trong vài tháng tới. Liệu pháp này dường như có hiệu quả giúp giảm đau. Tuy nhiên, vết thương của anh vẫn tiếp tục phát triển và cuối cùng đã ăn mòn tạo nên một lỗ hổng trên vùng má khiến bác sĩ không thể tiếp điều trị bằng phương pháp này.
Người đàn ông tiếp tục hỏi bác sĩ Maida về liệu pháp điều trị bằng dầu cần sa mà anh ấy có thể dùng trực tiếp trên vết thương của mình. Anh sử dụng dầu cần sa 4 lần mỗi ngày.
Trong suốt 1 tháng sử dụng, vết thương của anh đã ngừng phát triển đồng thời thu hẹp lại khoảng 5%. Người đàn ông chia sẻ anh chỉ cảm thấy đau đớn khoảng 10 đến 15 phút sau khi sử dụng dầu cần sa và cơn đau kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ.
Tuy nhiên sau đó 1 tháng do tình hình sức khỏe toàn diện không thể chống chọi với bệnh ung thư, anh đã phải vào viện điều trị và qua đời 3 tuần sau đó.
Bác sĩ Anita Gupta phó giám đốc Khoa Giảm đau tại Đại học Y Drexel, Philadelphia người tham gia vào báo cáo nghiên cứu cho rằng quá trình làm lành vết thương của dầu cần sa trên cơ thể người đàn ông nói trên là phát hiện thú vị.
Tuy nhiên chúng ta vẫn cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác định tác dụng của dầu cần sa.
Theo: livescience.com
Lý giải những nguyên nhân gây ra bệnh "vô cảm"
11 lợi ích của ngủ không mặc quần lót đối…
Enzyme Pepsin, chất quan trọng trong hệ thống trao đổi…
Làm thế nào khi trẻ lỡ uống phải dầu hỏa
Phương pháp xóa xăm bằng laser và tác dụng phụ
Slime - chất nhờn ma quái và hậu quả khôn…
3 tư thế "yêu" trong phòng tắm giúp cặp đôi…
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của Chà Là…
L-Carnitine: Lợi ích và liều lượng an toàn khi sử…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX