Điều chế thuốc tốt hơn, nhanh hơn nhờ trí thông minh nhân tạo
Bảo Quân (Dịch) 09/23/2017 01:30 PM
Điều chế thuốc đặc trị tốt hơn, nhanh hơn nhờ sự giúp sức của A.I (trí thông minh nhân tạo).


Các nhà khoa học với sự hỗ trợ của A.I sẽ giúp cắt giảm thời gian để tạo ra những loại thuốc mới. Đồng thời, việc “hợp tác” này cũng sẽ giúp giá thuốc “mềm” hơn trong tương lai, theo lời của các công ty Công nghệ.
Điều chế thuốc là một công việc tiêu tốn rất nhiều thời gian và tài chính của một công ty dược. Và theo các nghiên cứu của tổ chức AstraZeneca (một tổ chức chuyên bào chế dược phẩm toàn cầu), những thất bại trong việc thử thuốc sẽ khiến cho công ty mất hàng triệu bảng từ việc trượt giá của cổ phiếu công ty.
Vì vậy, nếu các nhà nghiên cứu có thể tìm ra những “chất, hợp chất” tiềm năng để điều chế thành thuốc một cách hiệu quả hơn, những rủi ro trên hoàn toàn có thể tránh khỏi.
Đây là nguyên nhân mà các công ty dược như GlaxoSmithKline (GSK), Merck, Sanofi và Johnson & Johnson đang tìm đến sự giúp đỡ từ A.I.
Giáo sư Andrew Hopkins là giám đốc điều hành của công ty Exscientia, một công ty chuyên về nghiên cứu dược phẩm bằng trí thông minh nhân tạo, đã ký một hợp đồng trị giá 33 triệu bảng anh với công ty dược GSK.

Sự phối hợp giữa con người và A.I sẽ giúp cắt giảm thời gian và giá thành của quá trình nghiên cứu xuống còn một phần tư. 
Ảnh: tapchicongnghe.vn

Theo lời của giáo sư, sự phối hợp giữa con người và A.I, nói một cách đơn giản, sẽ giúp cắt giảm thời gian và giá thành của quá trình nghiên cứu xuống còn một phần tư. Và trí thông minh nhân tạo giúp việc “không tưởng” này trở thành khả thi.
Việc phát hiện thành công một loại thuốc, theo lời của Pamela Spence, một trong những nhà nghiên cứu đầu ngành tại công ty tư vấn EY, là dựa vào sự hiểu biết chính xác cách một căn bệnh ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta như thế nào. Và một khi “tác nhân” đó được phát hiện, các nhà khoa học sẽ phải tìm ra “chất, hợp chất” mà có thể tác động lên “tác nhân này” và làm đảo ngược hoặc làm chậm các ảnh hưởng của tác nhân đó lên cơ thể của bệnh nhân.
Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu này thường được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu và họ phải thử từng “chất, hợp chất” lên tác nhân gây bệnh với hy vọng có thể tìm được một “chất, hợp chất” có thể chữa được bệnh. Và việc này thường tiêu tốn rất nhiều thời gian và tỉ lệ thất bại rất cao.

A.I như là một "trợ lý ảo" có thể giải quyết vấn đề một cách hệ thống và với tốc độ phi thường. Ảnh: fistfuloftalent.com

Cho nên, bằng cách mang trí thông minh nhân tạo vào trong quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu như có thêm một “trợ lý ảo” mà có thể giải quyết vấn đề một cách hệ thống và với tốc độ phi thường.
Hy vọng với sự hợp tác giữa người và A.I, nhiều loại thuốc mới và tốt hơn sẽ sớm xuất hiện trên thị trường để giúp quá trình điều trị những căn bệnh mới trở nên hiệu quả hơn.

Theo: Emma Woollacott/Bbc.com 

Author: Bảo Quân (Dịch)

News day