Theo Business Insider, những nhà thám hiểm thường nói "Không lấy gì ngoài những bức ảnh, không để lại gì ngoài những dấu chân". Nhưng có vẻ như bên cạnh những dấu chân, các phi hành gia Apollo lại để lại nhiều hơn thế. Theo các nghiên cứu mới đây, những dấu chân trên vô tình gây ra những hậu quả ngoài ý muốn đối với bề mặt Mặt trăng khi các phi hành gia hạ cánh trên đó gần 50 năm trước.
Các dữ liệu nhiệt độ mới được phát hiện từ Mặt trăng vào những năm 1970, được công bố trên tạp chí Journal of Geophysical Research vào tháng Tư vừa qua cho thấy, các phi hành gia đã vô tình làm nhiệt độ của Mặt trăng tăng lên tới 6 độ F (~3.5 độ C), bằng cách đi bộ xung quanh và tác động lực lên bề mặt Mặt trăng.
Dữ liệu từ "Thí nghiệm dòng nhiệt" được lắp đặt trên Mặt trăng vào năm 1971 và 1972 trong các nhiệm vụ của Apollo 15 và 17. Đối với các thí nghiệm trên, các phi hành gia có nhiệm vụ khoan 2 lỗ vào bề mặt Mặt trăng ở độ sâu khác nhau, từ 3,2 feet (~1m) đến 7,5 feet (~2.28m). Các phi hành gia đưa vào các lỗ trên các ống sợi thủy tinh và nhiệt kế bạch kim để đọc nhiệt độ ở độ sâu khác nhau bên dưới bề mặt của Mặt trăng. Những thiết bị này sẽ truyền nhiệt độ của Mặt trăng về Trái Đất trong thời gian thực.
Những thiết bị trên nhận thấy vào năm 1975, nhiệt độ bề mặt của Mặt trăng đã ấm lên sau 4 năm khi các đầu dò được lắp đặt. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng chính vì do các phi hành gia đi lại trên Mặt trăng có thể thúc đẩy nhiệt độ Mặt trăng tăng đột biến, nhưng đó chỉ là giả thuyết. Còn có các cách giải thích khác như biến động trong quỹ đạo Mặt trăng, sự bức xạ từ Trái Đất, hoặc nhiệt thừa từ vỏ bọc của các đầu dò nhiệt.
Tuy nhiên, gầy đây các nhà khoa học đã xem xét lại 440 băng ghi lại dữ liệu nhiệt độ của Mặt trăng từ mùa Xuân năm 1975. Và cùng với những nghiên cứu và hồ sơ nhiệt độ khác, các nhà khoa học tự tin cho rằng nhiệt độ bề mặt Mặt trăng nóng hơn thực sự là lỗi của các phi hành gia.
Vậy làm thế nào mà các phi hành gia có thể làm ấm bề mặt Mặt trăng?
Các hồ sơ mới cho thấy nhiệt độ bề mặt của Mặt trăng trong khu vực nghiên cứu đã tăng từ 3 đến 6 độ F (tương đương 1.6 đến 3.5 độ C). Các thiết bị thăm dò ghi nhận sự gia tăng nhiệt độ của bề mặt lớn hơn nhiệt độ ở lõi. Điều đó cho thấy sự ấm lên chắc hẳn đến từ một cái gì đó trên bề mặt của Mặt trăng, hơn là do một hiện tượng tự nhiên nào đó.
Nghiên cứu cho thấy rằng hành động lái xe và đi bộ trên Mặt trăng của các phi hành gia đã khuấy động các bụi trên Mặt trăng gọi là regolith. Các bụi này khi bị phát tán, đã hấp thụ nhiều ánh sáng hơn, sự tiếp xúc của bụi này có thể khiến bề mặt của Mặt trăng nóng lên.
"Trong quá trình cài đặt các dụng cụ, bạn có thể thực sự gây rối loạn môi trường nhiệt bề mặt của nơi bạn muốn thực hiện một số phép đo", tác giả nghiên cứu và nhà địa vật học Seiichi Nagihara, một nhà khoa học tại Đại học Texas Tech, nói với tờ American Geophysical Union blog GeoSpace.
Các nhà khoa học vẫn không chắc chắn 100% để giải thích điều trên, bởi vì một số băng lưu dữ liệu cũ đã bị hư hỏng theo thời gian. Nhưng nếu chỉ vì một vài bước đi bộ trên Mặt trăng mà đã gây ra một loạt các biến đổi khí hậu, thì đó là một trong những vấn đề mới để xem xét lại các hoạt động thăm dò Mặt trăng hoặc sao Hoả tương lai của con người.
"Đó là loại xem xét chắc chắn sẽ đưa thiết kế của các thiết bị thăm dò tiếp theo", Nagihara cho biết.
Theo: Thu Thảo/Vnexpress
Mặt Trăng trùm bóng đen lên Trái Đất khi nhìn…
Phát hiện thiên hà xoắn ốc cổ xưa nhất vũ…
Lớp manti Trái đất đang nóng hơn chúng ta tưởng…
Viên đá chứa kim cương ngoài hành tinh
Nút thắt hình thành từ hai thiên hà va vào…
Adidas sản xuất hàng loạt giày in 3D với start-up…
Phát hiện nguồn phát sóng hấp dẫn từ sao neutron
Ra mắt chiếc lược chải đầu thông minh đầu tiên…
Galaxy S9/S9+ với khả năng đo huyết áp của người…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX