Cuộc sống hôn nhân không phải lúc nào cũng cơm lành canh ngọt nhưng nếu căng thẳng, xích mích cứ kéo dài sẽ khiến tất cả những thành viên trong gia đình cảm thấy ngột ngạt và bất an, đặc biệt là những đứa trẻ.
Những cuộc cãi vã từ ngày này sang ngày khác, những giọt nước mắt của mẹ, sự giận dữ của bố sẽ in hằn trong tâm trí trẻ thơ, trở thành nỗi ám ảnh khó thể chữa lành trong tâm hồn chúng.
Chúng ta nghĩ rằng mình đang hy sinh hạnh phúc cá nhân, mình đang chịu đựng đối phương để giữ cho con một mái nhà có đủ cha đủ mẹ. Nhưng thật sự, có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng đó có phải là giải pháp tốt?
Những đứa trẻ sẽ lớn lên như thế nào trong ngôi nhà thiếu tiếng cười và chỉ toàn là nước mắt? Chúng sẽ có suy nghĩ lệch lạc về hôn nhân và tình yêu. Nguy hiểm hơn, con bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm và chứng sợ hãi yêu đương lúc trưởng thành.
Con chúng ta cần một tổ ấm, không phải một mái nhà với hai người khách trọ cùng chia sẻ trách nhiệm và bổn phận với những gì mình đã sinh ra. Con chúng ta cần nhìn thấy bố mẹ chúng yêu thương, quan tâm nhau, giống như cách mà họ đã quan tâm đến chúng vậy.
Nếu bạn nghĩ trẻ con không hiểu gì thì bạn thật sai lầm. Trẻ con có thể cảm nhận được sự đau khổ của mẹ, sự bực dọc của bố và tất cả những xung đột, căng thẳng trong ngôi nhà của chúng. Chỉ có điều, cách của chúng thường làm là im lặng, im lặng chịu đựng và im lặng tổn thương.
Những đứa con là cứu cánh cuối cùng để chúng ta nhìn nhận lại cuộc hôn nhân này khi cả hai vẫn còn thương nhưng bất đồng trong cách sống. Tuy nhiên đừng để con cái là lý do để ràng buộc hai trái tim đã không còn thuộc về nhau, điều ấy chỉ mang lại tổn thương cho tất cả.
Chúng ta nghĩ rằng chỉ cần diễn tròn vai trước mặt con là mọi thứ đều tốt đẹp. Nhưng không phải vậy, chúng ta đã vô tình kéo con mình vào chính nỗi đau mà mình đang phải chịu đựng và kéo dài nỗi đau ấy, ngày từng ngày.
Nếu cuộc hôn nhân không thể cứu vãn, hãy chia tay trong văn minh. Đừng bắt con phải chọn lựa phải sống cùng ai vì bạn biết đấy, câu trả lời sẽ luôn là cả hai người hoặc là không cùng với ai cả!
Thay vì bắt con lựa chọn, cả hai hãy chia sẻ trách nhiệm với nhau như khi chúng ta vẫn còn ở chung một nhà. Nghĩa là, quyền nuôi dưỡng có thể thuộc về người này nhưng người kia vẫn có quyền đưa đón, gặp gỡ và chăm sóc con như trước. Chỉ có như vậy, thì dù bố mẹ có chia tay nhau, những đứa trẻ vẫn không cảm thấy bị khuyết thiếu tình thương của bất kỳ phía nào.
Đừng ép con ở với bố thì không được gặp mẹ hoặc ngược lại, điều này thật tàn nhẫn. Lỗi lầm là của người lớn thì để người lớn tự giải quyết với nhau, đừng mang những đứa trẻ ra làm vật thế thân cho sự "trả đũa" của bố mẹ chúng. Vì anh ngoại tình nên tôi có quyền nuôi con, vì chị ngoại tình nên kể từ giờ chị không được gặp con nữa…
Và điều quan trọng cuối cùng sau một cuộc chia tay văn minh là: Cho dù bạn có đi thêm bước nữa, đừng chạy theo hạnh phúc riêng mà bỏ rơi những đứa trẻ của cuộc hôn nhân trước đó. Bởi lẽ, bạn là người hiểu rõ ràng nhất, chúng là những đứa trẻ thiệt thòi và đáng được yêu thương hơn cả.
Những người đàn bà tô hồng hạnh phúc
Đi cùng em, anh nhé!
Cùng anh gánh cả bầu trời
Bạn có quyền say nắng nhưng phải thật tỉnh táo!
Chỉ cần bên nhau bình yên thôi
Hạnh phúc là những điều giản đơn
Yêu một người không nên yêu
Người thứ ba - Đáng thương hay đáng trách?
Lời mẹ dặn con gái trước khi về nhà chồng
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX