Hãy thận trọng với thức uống có đường trong những ngày hè oi bức
Thanh Xuân 07/08/2018 07:30 PM
Theo điều tra về mức sống của hộ gia đình Việt Nam cho thấy 62.86% số hộ gia đình có tiêu dùng nước giải khát. Theo ông Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế, kết quả điều tra toàn cầu về sức khỏe học sinh năm 2013, tỷ lệ học sinh Việt Nam thường xuyên sử dụng đồ uống có ga trong 30 ngày đối với lứa 13 - 17 tuổi trung bình là 31,1%, trong đó nam là 35,1%, trẻ gái là 27,6% (news.zing.vn, ngày 22/6). Trước nguy cơ trầm trọng cho sức khỏe này, vừa qua Việt Nam đã có đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường để hạn chế tiêu thụ và quảng cáo loại đồ uống này.

Uống 5 lon thức uống mỗi ngày, chàng trai 26 tuổi suýt mất mạng

Vấn nạn từ thức uống có đường hiện mang tính toàn cầu. Ảnh: twinmom.com

Thực tế, vấn nạn từ thức uống có đường hiện mang tính toàn cầu chứ không chỉ tại Việt Nam. Trường hợp anh Lin, một nạn nhân của thức uống có đường chữa trị tại Bệnh viện Đại học Á Châu Đài Loan dưới đây có thể xem là trường hợp điển hình.

Năm nay anh Lin chỉ mới 26 tuổi nhưng đã bị mắc bệnh tiểu đường, dù vậy hàng ngày anh cũng không chú ý dùng thuốc đúng giờ quy định, vẫn giữ thói quen uống thức uống thay vì nước lọc, thậm chí uống 5 lon nước ngọt mỗi ngày. Gần đây anh đột nhiên bị sốt gần hai tuần vì lý do không rõ ràng, anh đến bệnh viện kiểm tra thì phát hiện có áp xe gan sinh mủ 10cm.

Bác sĩ điều trị cho anh tại Bệnh viện Đại học Á Châu cho biết anh Lin vì bị bệnh tiểu đường, lại thích đồ uống có đường, dẫn đến kiểm soát lượng đường trong máu không tốt, làm khả năng miễn dịch cơ thể ngày càng suy giảm, bị vi khuẩn trong dạ dày xâm nhập vào gan thông qua đường máu, làm gan nhiễm khuẩn, gây áp xe gan.

Trong thời gian điều trị, bệnh tình của anh từng vô cùng nghiêm trọng, phải dùng máy oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể (ECMO) để hỗ trợ, thông qua phối hợp trị liệu của các khoa dần dần bệnh tình của anh mới dần được cải thiện.

Sau khi thoát nạn, anh Lin cho biết cảm thấy như vừa trải qua cơn ác mộng, anh thẳng thắn cho biết không bao giờ còn dám uống đồ uống có đường nữa.

Đồ uống có đường là sát thủ sức khỏe

Uống đồ uống có đường thường xuyên có nghĩa là tạo thêm gánh nặng trên cơ thể thường xuyên. Ảnh: timeincapp.com

Uống đồ uống có đường thường xuyên có nghĩa là tạo thêm gánh nặng trên cơ thể thường xuyên. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tuần hoàn (Circulation) ước tính rằng đồ uống có đường làm cho mỗi năm có khoảng 184.000 người trên thế giới chết vì bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư.

Những đồ uống có đường thường được nhiều người dùng có thể kể như: Nước uống có ga, nước ép trái cây (không bao gồm nước ép nguyên chất 100%), đồ uống tăng lực/năng lượng, trà đá có đường…

Một nghiên cứu khác của Đại học Harvard cũng cho thấy, đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Càng hấp thu nhiều thức uống có đường, nguy cơ mắc bệnh tim càng cao. Một ngày uống 1 ly (355ml, 12oz) đồ uống có đường làm tăng thêm 19% nguy cơ mắc bệnh tim, dĩ nhiên uống nhiều hơn nữa thì nguy cơ rủi ro cũng tăng lên tương ứng.

Đồ uống chứa đường bắp cao phân tử càng nguy hiểm hơn

Đường bắp cao phân tử (high-fructose corn syrup, ghi tắt là HFCS) chứa trong đồ uống còn nguy hiểm hơn nhiều đường kính, đường mía thông thường. Đường bắp cao phân tử thường được dùng trong đồ uống, cũng hay được sử dụng trong bánh mì, đồ ăn nhẹ và thực phẩm chế biến khác. Mặc dù đường bắp cao phân tử có chứa đường hoa quả (fructose) và đường nho (glucose) như đường kính thông thường, nhưng khác ở chỗ trong đường kính và đường mía thông thường, glucose và fructose thông qua liên kết hóa học; còn trong đường bắp cao phân tử thì glucose và fructose không kết hợp nhau, là một loại đường đơn giản, cơ thể dễ hấp thụ.

Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng học (Journal of Nutrition) đã chỉ ra, khả năng tử vong của chuột tiêu thụ đường bắp cao phân tử cao gấp hai lần chuột tiêu thụ đường thông thường. Nghiên cứu viên Wayne Potts thuộc Khoa Sinh học Đại học Utah chỉ ra, khoảng giữa những năm 1970 người Mỹ đã phát động loại bỏ đường thông thường và thay vào là dùng đường bắp cao phân tử, sự thay đổi này trùng hợp với thực trạng người bị bệnh tiểu đường và béo phì bắt đầu phổ biến tại Mỹ.

Hấp thu đường bắp cao phân tử quá mức gây nguy cơ sức khỏe như sau:

Béo phì, tiểu đường: Hấp thu quá nhiều đường bắp cao phân tử có thể làm phát triển mỡ cơ thể, dẫn đến béo phì và tiểu đường.

– Gan nhiễm mỡ: Hấp thu quá nhiều đường bắp cao phân tử có thể dễ dàng chuyển thành chất béo trung tính trong gan và tích tụ trong gan, dễ hình thành gan nhiễm mỡ.

– Bệnh tim mạch: Hấp thu nhiều đường tinh luyện có thể dễ dàng dẫn đến hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome) và gây bệnh tim mạch.

– Các vấn đề khác: Gây sâu răng, mất trí nhớ, ung thư, lão hóa nhanh, và ảnh hưởng đến tiết hormone sinh trưởng ở trẻ em.

Để tránh những nguy cơ từ thức uống có đường

Mỗi ngày cơ thể người cần khoảng 2000 calo, lượng đường hấp thu không nên quá 25 gram. Ảnh: media.self.com

Mỗi ngày cơ thể người cần khoảng 2000 calo, lượng đường hấp thu không nên quá 25 gram, vì thế khi dùng thức uống hãy chú ý hàm lượng ghi trên bao bì để cân nhắc sao cho phù hợp.

Đối với những người thích hoặc nghiện đồ ngọt, đừng ngại thử ba cách sau để tránh sự nguy hiểm của đường:

Giảm tiêu thụ đường từ từ. Ban đầu cố gắng thử giảm đường, nếu có thể hãy cố gắng giảm một nửa lượng đường mà trước đây vẫn quen dùng, từ đó cứ thế giảm dần theo từng ngày.
Thay đồ uống có đường bằng nước ép trái cây rau tươi, dùng đường hoa quả tự nhiên.
Thay vì dùng thức uống có đường, hãy dùng nước lọc đun sôi, là cách uống nước lành mạnh nhất.

Theo: trithucvn.net

Author: Thanh Xuân

News day