Các chuyên gia tại Vườn thực vật Hoàng gia Anh ở quận Kew, London đã nghiên cứu loài nấm mọc lên trong bãi rác ở Pakistan có khả năng phá vỡ nhựa.
Ở môi trường tự nhiên, rác thải nhựa phải mất hàng trăm năm mới tiêu hủy, nhưng chỉ cần hai tháng để nấm Aspergillus tubingensis phân hủy một loại nhựa gọi là Polyurethane Polyester (PU) thành những miếng nhỏ hơn. Từ đây, các nhà nghiên cứu kỳ vọng loại nấm tại Pakistan này có thể là lời giải cho bài toán về ô nhiễm nhựa.
Theo các nhà khoa học, nấm đóng vai trò quan trọng trong việc giúp làm sạch môi trường. Chúng có thể “tiêu hóa” các chất gây ô nhiễm như tràn dầu, hóa chất độc hại như chất độc thần kinh sarin và TNT, thậm chí cả chất thải phóng xạ.
Trên thế giới có tổng cộng 3 triệu loài nấm. Khoảng 2.000 loài mới được phân loại mỗi năm và ước tính 93% các loài nấm vẫn chưa được biết đến.
Khoảng 350 loài nấm có thể trở thành thực phẩm. Ngoài ra, ngành dược cũng tận dụng nấm để sản xuất thuốc.
Giám đốc khoa học tại vườn thực vật hoàng gia Anh Kew – giáo sư Kathy Willis nhận định: “Loài nấm hiếm khi nhận được sự chú ý xứng đáng. Loài nấm có tiềm năng giải quyết những vấn đề quan trọng của chúng ta. Sự hiểu biết về loài nấm của chúng ta còn khá nhỏ so với động vật và thực vật”.
Mặt Trăng trùm bóng đen lên Trái Đất khi nhìn…
Phát hiện thiên hà xoắn ốc cổ xưa nhất vũ…
Lớp manti Trái đất đang nóng hơn chúng ta tưởng…
Viên đá chứa kim cương ngoài hành tinh
Nút thắt hình thành từ hai thiên hà va vào…
Adidas sản xuất hàng loạt giày in 3D với start-up…
Phát hiện nguồn phát sóng hấp dẫn từ sao neutron
Ra mắt chiếc lược chải đầu thông minh đầu tiên…
Galaxy S9/S9+ với khả năng đo huyết áp của người…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX