Thời buổi kinh tế thị trường với những áp lực của chuyện cơm, áo, gạo, tiền đã khiến cho nhiều người trở nên ích kỷ, thờ ơ, vô cảm với những vấn đề của người khác. Thậm chí, đó có thể là những vấn đề chướng tai gai mắt hay có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và lợi ích của những người xung quanh.
Báo người Việt tại Mỹ đưa bài căn bệnh vô cảm, là căn bệnh coi như không nghe, không thấy, không biết đã và đang ngấm ngầm làm băng hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp trong tâm hồn mỗi con người và cả xã hội. Căn bệnh càng ngày càng ăn sâu, xâm nhập vào bên trong mỗi con người và trong lòng xã hội, bởi khả năng ý thức về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này không phải mỗi người đều có thể nhận thức được, cũng chính vì nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm không giống như những căn bệnh thông thường khác. Bài viết dưới đây sẽ lý giải cho chúng ta thấy những nguyên nhân gây nên căn bệnh của mỗi người nói riêng và của cả xã hội nói chung này.
1. Sự chuyển hóa kinh tế thị trường
Gần đây, giữa nền kinh tế thị trường phổ biến lối sống chạy theo cái “tôi” nên người ta thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại. Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến bệnh vô cảm là do sự chuyển hóa sang cơ chế thị trường, mạnh được yếu thua, một số người có tâm lý việc không liên quan đến mình thì mặc kệ. Giữa những áp lực về công danh sự nghiệp, tiền tài danh vọng, mỗi người đều chọn cho mình một cách thức sống riêng và hoàn hảo cho sự lựa chọn đó chính là thờ ơ, vô cảm với những vấn đề của người khác. Bản thân trước hết phải được đặt lên trên hàng đầu.
2. Sự biến đổi về văn hóa
Văn hóa thường phải liên tục phát triển. Các giai đoạn, các thời kỳ phải nối tiếp nhau tạo nên một dòng văn hóa để các cá nhân dựa vào đó ứng xử và tồn tại. Khi chúng ta tiếp nhận lối sống mới - lối sống với nhiều nền văn hóa khác nhau, con người ta bắt đầu hiểu được sức mạnh của đồng tiền, của sự thỏa mãn nhu cầu. Khi được thỏa mãn cho riêng mình thì lại nảy sinh những sự so sánh thiệt hơn. Đáng lý thấy người bị nạn trên đường người ta phải giúp, thấy điều ác thì phải đấu tranh nhưng lại chần chừ, do dự, thậm chí thờ ơ, lãnh cảm với những nỗi đau của người khác.
3. Chất lượng giáo dục
Một chuyên gia xã hội học cho rằng, nguyên nhân bệnh vô cảm có thể bắt nguồn từ chất lượng giáo dục ở các nhà trường và đạo đức gia đình còn hạn chế. Chúng ta cần một nền giáo dục không còn những giáo điều, lý thuyết khô khan, nặng nề, mà thay vào đó là những bài học sinh động, thực chất để phát triển tâm hồn, nhân cách, nhân phẩm của mỗi học sinh. Chỉ có như thế, bệnh vô cảm mới có thể được giảm thiểu ở mức thấp nhất.
4. “Sợ”
Nguyên nhân thứ tư dẫn đến căn bệnh khó trị này chính là bắt nguồn từ chữ “sợ”. Sợ liên lụy, sợ chuốc họa vào thân, sợ gặp phải phiền phức,... đã khiến cho mọi người xung quanh, nhất là giới trẻ hiện nay trở nên vô cảm. Họ không còn quan tâm hoặc thích thú với những hoạt động, những sự kiện trong đại, những vấn đề quan trọng của cộng đồng, của xã hội, của đất nước. Họ tự tạo ra một cái hang để chui rúc vào đó và tách biệt bản thân với xã hội.
5. Game hành động và các trò chơi bạo lực
Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến căn bệnh này chính là sự kích động tinh thần của thế hệ trẻ khi xem phim hành động hay chơi game – trò chơi bạo lực đã làm cho con người trở nên sắt đá, tính tình nguội lạnh, chẳng còn cảm giác hay suy nghĩ gì về những điều xung quanh mình.
11 lợi ích của ngủ không mặc quần lót đối…
Enzyme Pepsin, chất quan trọng trong hệ thống trao đổi…
Làm thế nào khi trẻ lỡ uống phải dầu hỏa
Phương pháp xóa xăm bằng laser và tác dụng phụ
Slime - chất nhờn ma quái và hậu quả khôn…
3 tư thế "yêu" trong phòng tắm giúp cặp đôi…
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của Chà Là…
L-Carnitine: Lợi ích và liều lượng an toàn khi sử…
Những điều cần biết về bột dinh dưỡng protein
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX