Máy bay không người lái đem lại kết quả ngoạn mục trên miệng núi lửa phun trào
Cassmelon (Dịch) 04/25/2017 11:30 AM
Việc sử dụng máy bay không người lái vào khu vực tro bụi của núi lửa phun trào dường như là một sáng kiến hay nhất, do nhóm nghiên cứu từ Đại học Bristol và Cambridge thực hiện.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một số máy bay không người lái cố định trên không (UAVs) để giúp họ tìm hiểu thêm về cách thức và lý do tại sao núi lửa bùng phát. Gần đây, họ đã dùng máy bay cảm biến cho 1 ngọn núi lửa hoạt động mạnh ở Guatemala, nhóm nghiên cứu có thể đo nhiệt độ, độ ẩm và các phép đo lường nhiệt chính xác từ bên trong đám mây tro núi lửa.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Bristol và Cambridge.
Ảnh: foxnews.com

Hầu hết các thước hình thu được đều rất ngoạn mục, tuy nhiên, cảnh tượng ấn tượng nhất là hình ảnh được chụp bởi camera của máy bay không người lái, khi trực tiếp ngang qua miệng núi lửa cùng với lượng lớn vật chất từ đó bay ra. Chiếc máy bay điều khiển từ xa đã bay thành công, vượt ra ngoài tầm ngắm ở khoảng cách lên đến 5 dặm (8 km), và cao hơn 3000 mét so với địa điểm phóng.

Các cột tro bụi từ vụ phun trào có thể vươn cao hàng nghìn km. Ảnh: dailymail.co.uk

Trong một thông cáo, tiến sĩ Emma Liu, nhà nghiên cứu về núi lửa thuộc khoa Khoa học Trái đất ở Cambridge cho biết: “Máy bay không người lái là một giải pháp tối ưu đối với những thách thức trong việc lấy mẫu tại chỗ, và giám sát thường xuyên việc núi lửa phun trào, đặc biệt là vùng gần khu vực lỗ thông hơi hoặc không thể tiếp cận”.

Những cảm biến này không chỉ giúp tìm hiểu về khí thải từ núi lửa, chúng còn có thể sử dụng trong tương lai để cảnh báo cho cộng đồng địa phương về các vụ phun trào sắp xảy ra.

Hình ảnh của núi lửa Slamet ở Indonesia vào ngày 18/9/2014.
Ảnh: foxnews.com

Trong 1 đoạn băng video, tiến sĩ Liu nói rằng nhóm đã thực hiện các chuyến bay UAVs nhiều lần qua đỉnh Volcn de Fuego, để quan sát và đo lường sự thay đổi nhanh chóng về hình dạng của miệng núi lửa, cũng như cách thức chuyển hóa từ 1 vụ nổ sang giai đoạn phun trào. Trong giai đoạn tiếp theo của dự án, máy bay không người lái sẽ trang bị thêm cảm biến bổ sung để đo lượng khí được phóng thích khỏi Fuego.

Khí và vật chất phát ra từ núi lửa phun trào.
Ảnh: foxnews.com

Tiến sĩ cho biết thêm: “Bằng cách phân tích thành phần hóa học của các loại khí, dung nham, cùng với việc xây dựng các mô hình 3D của núi lửa cũng như sự thay đổi này theo thời gian, chúng tôi hy vọng sẽ nâng cao được hiểu biết về quá trình xảy ra phía sâu bên trong núi lửa, nâng cao khả năng dự báo thời gian và mức độ phun trào tiếp theo”.

Theo: Trevor Mogg/foxnews.com

Author: Cassmelon (Dịch)

News day