Những điều bạn cần biết về ung thư tủy xương
Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng 07/13/2018 07:30 PM
Ung thư tủy xương là một dạng ung thư bắt đầu từ tủy, nằm bên trong xương. Hầu hết những người bị ung thư tủy xương đều không có các yếu tố nguy cơ. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn điều trị bệnh tốt hơn.

Công việc chính của tủy xương là tạo ra các tế bào máu. Ung thư tủy xương là ung thư bắt đầu tủy, ảnh hưởng đến quá trình tạo các tế bào máu.

Các loại ung thư tủy xương

Đa u tủy xương là loại ung thư phổ biến nhất, ảnh hưởng đến các tế bào plasma. Ảnh: ungthuxuong.com

Có nhiều loại ung thư tủy xương, chẳng hạn như:

Đa u tủy xương. Đây là loại ung thư phổ biến nhất, ảnh hưởng đến các tế bào plasma. Plasma là các tế bào bạch cầu giúp chống nhiễm trùng và bệnh tật. Trong đa u tủy, các tế bào ung thư plasma đẩy những tế bào bình thường, khỏe mạnh ra ngoài và tiêu diệt hoặc làm suy yếu xương.
U bạch huyết. Chúng thường bắt đầu ở các hạch bạch huyết, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến tủy xương. U lympho không Hodgkin bắt đầu trong các tế bào lympho, một loại tế bào bạch cầu. Các tế bào bạch cầu là một phần của hệ miễn dịch của cơ thể.
Bệnh bạch cầu. Nếu bạn có loại ung thư máu này, cơ thể sẽ tạo ra các tế bào máu bất thường. Những tế bào bất thường này ở tủy xương tranh chỗ với các tế bào máu khỏe mạnh. Thông thường, bệnh bạch cầu hình thành trong các tế bào bạch cầu, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở các loại tế bào khác. Bệnh có thể phát triển nhanh (cấp tính) hoặc phát triển chậm (mãn tính). Có rất nhiều loại bệnh bạch cầu. Tất cả đều có các phương pháp điều trị khác nhau.
Bệnh bạch cầu thời thơ ấu. Đây là dạng ung thư phổ biến nhất ở trẻ em và thiếu niên. Khoảng 3 trong số 4 ca bệnh bạch cầu thời thơ ấu là bệnh bạch cầu cấp tính. Điều này bắt đầu trong tủy xương từ các dạng đầu tiên của các tế bào bạch cầu và tiến triển một cách nhanh chóng. Phần còn lại thường là bệnh bạch cầu tủy cấp tính. Loại ung thư này bắt đầu ở một dạng tế bào máu khác và có thể di chuyển nhanh vào máu và lan sang các phần khác của cơ thể.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh

Yếu tố nguy cơ là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh. Ảnh: soha.vn

Yếu tố nguy cơ là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh. Các loại ung thư khác nhau có các yếu tố rủi ro khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn có yếu tố nguy cơ không có nghĩa bạn sẽ bị bệnh. Hầu hết những người bị ung thư tủy xương không có yếu tố nguy cơ nào. Hãy nói chuyện với bác sĩ về những lo lắng của bạn.

Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ gây ung thư tủy xương như:

♦ Đa u tủy. Nguy cơ mắc ung thư tủy xương loại này tăng lên khi bạn già đi. Bạn sẽ có nguy cơ cao nhất mắc bệnh nếu trên 65 tuổi. Đàn ông có nguy cơ nhiều hơn phụ nữ. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Tiền sử gia đình có bệnh u tủy
  • Làm việc trong các ngành công nghiệp dầu khí
  • Béo phì hoặc thừa cân
  • Tiền sử mắc các bệnh tế bào plasma.

♦ Bệnh bạch cầu. Bệnh này phổ biến hơn ở những người trên 60 tuổi. Các yếu tố nguy cơ bổ sung đối với ung thư hạch bạch huyết là:

  • Tiếp xúc với hóa chất như benzen, hóa trị và xạ trị cho các bệnh ung thư khác.
  • Tình trạng tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus và hội chứng Sjogren
  • Một số bệnh nhiễm trùng như HIV hoặc viêm gan C
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Trong những trường hợp hiếm hoi như cấy ghép vú.

♦ Bạch cầu cấp tính dòng tủy. Loại này phổ biến hơn ở nam giới. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Hút thuốc
  • Tiếp xúc lâu dài với một số loại hóa chất như benzene
  • Điều trị bằng các thuốc trị bệnh ung thư khác
  • Tiếp xúc bức xạ, ngay cả với liều thấp như chụp X-quang hoặc chụp CT
  • Một số vấn đề về máu
  • Các bệnh bẩm sinh bao gồm hội chứng Down
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh này.

♦ Bạch cầu mãn tính dòng tủy. Bạn có thể mắc bệnh này nếu:

  • Tiếp xúc với bức xạ liều cao (như từ một vụ tai nạn lò phản ứng hạt nhân)
  • Tuổi tác. Nguy cơ mắc bệnh tăng lên khi bạn già đi
  • Giới tính. Nam giới thường khá phổ biến hơn nữ giới.

♦ Bệnh bạch cầu ở trẻ em. Hầu hết trẻ em mắc bệnh này không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào. Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây ra nó. Một số yếu tố có thể làm tăng cơ hội cho trẻ nhỏ hoặc thiếu niên mắc bệnh này bao gồm:

  • Các hội chứng bao gồm hội chứng Down, thiếu máu Fanconi hoặc các hội chứng di truyền khác
  • Mắc một dạng bệnh về tủy xương khác
  • Có anh chị em ruột mắc bệnh bạch cầu, đặc biệt cặp song sinh cùng trứng
  • Tiếp xúc với bức xạ liều cao (có thể xảy ra do điều trị ung thư trước đó)
  • Thuốc hóa trị và các hóa chất khác, như benzen
  • Liệu pháp ức chế miễn dịch (như ghép tạng người)
  • Chẩn đoán.

Bác sĩ sẽ kiểm tra tủy xương để xem nó có tạo ra một lượng tế bào máu bình thường hay không. Cách này được gọi là xét nghiệm tủy xương, gồm hút tủy xương và sinh thiết tủy xương.

Với loại đầu tiên, bác sĩ sẽ lấy một lượng nhỏ dịch từ tủy xương bằng kim tiêm. Xét nghiệm này sẽ gợi ý cho bác sĩ một số vấn đề. Nó cũng sẽ cho bác sĩ biết nếu bạn bị sốt hoặc nhiễm trùng.

Nếu bác sĩ cần thêm thông tin, họ sẽ yêu cầu sinh thiết tủy xương. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu tủy nhỏ bằng cây kim lớn hơn.

Cả hai loại xét nghiệm đều đơn giản và an toàn cho hầu hết mọi người.

Điều trị

Điều trị tùy thuộc vào loại ung thư, mức độ lây lan của nó và các yếu tố khác. Ảnh: zing.vn

Điều trị tùy thuộc vào loại ung thư, mức độ lây lan của nó và các yếu tố khác.

Các phương pháp điều trị chính là:

  • Hóa trị. Bác sĩ tiêm thuốc chống ung thư vào cơ thể hoặc sử dụng dạng uống. Chúng có thể được sử dụng kèm với phương pháp bức xạ hoặc các loại thuốc khác.
  • Liệu pháp miễn dịch. Điều trị này làm tăng cường hệ miễn dịch. Cách này có thể sử dụng các phiên bản nhân tạo của hệ thống miễn dịch của bạn để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm chậm sự tăng trưởng của chúng.
  • Thuốc trị liệu nhắm mục tiêu. Những loại thuốc này xác định những thay đổi xảy ra trong các tế bào gây ung thư của cơ thể. Chúng thường có tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn so với hóa trị.
  • Xạ trị. Tia X đặc biệt và tia gamma được sử dụng để tấn công và thu nhỏ các khối u. Bức xạ giết chết các tế bào ung thư bằng cách phá hủy ADN của chúng.
  • Ghép tế bào gốc.Trong thời gian hóa trị, các tế bào ung thư của tủy xương bị tiêu diệt. Với hóa trị liều cao, các tế bào gốc tạo máu trong tủy xương cũng bị phá hủy theo. Ghép tế bào gốc – còn được gọi là ghép tủy xương, tạo ra nhiều tế bào phát triển trong tủy xương. Sau khi hóa trị hoặc xạ trị, bạn sẽ nhận được chúng thông qua tiêm truyền tĩnh mạch.

Theo: hellobacsi.com

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Bạn đang đọc báo người việt tại Mỹ - Vinacircle. Mọi đóng góp về nội dung xin gửi về địa chỉ email: content@vinacircle.com. Xin cảm ơn!

Author: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

News day