Mỗi quốc gia đều có những phong tục, tập quán và cách thức ứng xử khác nhau. Ở một số quốc gia, những hành động tưởng chừng như quá đỗi bình thường lại bị lên án. Thậm chí, bạn còn có thể bị bắt nếu thực hiện những hành động này.
Giống như việc người Ấn Độ không bao giờ sử dụng tay trái để ăn vì họ coi đó là bàn tay không sạch sẽ. Dưới đây là những điều đừng bao giờ làm ở các quốc gia khác.
Khác hoàn toàn với người Ấn Độ, nếu tới Chile, đừng bao giờ dùng tay để ăn uống vì người Chile sẽ có con mắt kì thị với bạn. Hãy sử dụng những dụng cụ gia dụng để bữa ăn thêm phần thuận tiện nhưng đừng dùng tay.
Tại Singapore, bảo vệ môi trường là ưu tiên hàng đầu, mọi hành động từ hút thuốc nơi công cộng, xả rác ra đường phố hay cho chim bồ câu ăn đều bị phạt tiền.
Ngoài cấm ăn bằng tay trái thì người Ấn Độ còn cấm luôn cả hành động “hôn hít” ngoài công cộng. Họ cho rằng đây là hoạt động riêng tư, chỉ nên làm ở chỗ kín đáo. Nếu vô hình khoá môi giữa chốn thanh thiên bạch nhật, đừng hỏi tại sao cảnh sát lại còng tay bạn lại.
Người Nhật coi trong sức lao động nên đừng “bo” cho các nhân viên phục vụ, họ cũng không thích ôm ấp nơi công cộng nhưng lại thích làm việc, sinh sống giống với tập thể.
Người Mexico rất muốn phát triển văn hoá bản địa, nếu muốn học một điệu nhảy hay văn hoá Mexico, sẽ có hàng chục người tận tình hướng dẫn bạn.
Đừng bao giờ trêu đùa người New Zealand vì họ đi đất hay phỉ báng bộ phim chúa nhẫn mà họ tôn trọng.
Đừng hỏi các câu hỏi liên quan tới đạo tại Nauy vì đa phần người dân quốc gia này không bao giờ tới nhà thờ.
"OK" là biểu tượng có hàm ý tục tĩu tại Thổ Nhĩ Kỳ, nếu bạn vừa làm biểu tượng OK và vừa ngoáy mũi thì xin chúc mừng vì chẳng đẹp trai bạn cũng bị trục xuất khỏi quốc gia này.
Mang phong cách “hoàng tộc” nên lối sống của người Anh rất riêng tư nhưng không kém phần kỉ luật.
Người Ireland coi trọng vùng miền và họ có nhiều ngữ điệu khác nhau ở từng vùng nên đừng cố nhại họ và tốt nhất đừng bao giờ nhại người khác bởi vì đó là hành động chẳng hay ho gì.
Phát xít là chủ nghĩa bị người Đức tẩy chay, họ có kỉ luật riêng nên tốt nhất hãy tuân thủ. Thêm vào đó người Đức coi trọng thời gian nên đừng bao giờ đến muộn, dù chỉ 1 phút.
Một quốc gia châu Phi như Kenya thì tôn giáo, tín ngưỡng là điều quan trọng với người dân, hãy coi trọng tôn giáo của họ và để họ coi trọng bạn.
Tại Nga dường như bạn có thể làm mọi thứ bạn muốn (tất nhiên trong khuôn khổ pháp luật), thế nhưng đừng tặng một bó hoa với số bông chẵn trong sinh nhật ai đó vì nó chẳng khác gì chúc người kia sớm... xuống lỗ.
Nếu có thói quen xoa đầu trẻ sơ sinh để chúc phúc thì đừng bao giờ làm điều này tại Malaysia.
Người Hàn Quốc coi trọng lễ phép với người lớn tuổi hoặc người có địa vị cao hơn.
Creepypasta và những sự thật thú vị
5 phong tục tập quán của người Việt Nam không…
Sự khác biệt giữa phong cách Vintage và Retro
Bỏ rác đúng nơi qui định thể hiện lối sống…
Vì sao nhiều người lại thích mèo?
5 biểu hiện cho thấy bạn đang sống ảo
5 dấu hiệu biết crush không thích bạn
10 điều bạn chưa biết về đất nước Colombia
5 so sánh kinh điển giữa mắt người và máy…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX