Vinacircle mẹ và bé - Vào tháng 12, người mẹ trẻ 18 tuổi, Marisa, nhận thấy con trai cô cảm thấy không thoải mái khi đang chơi đồ chơi, nên cô đưa con đến một phòng cấp cứu ở địa phương. Ở đây, cậu bé bắt đầu có triệu chứng sùi bọt mép và nôn mửa. Sau khi chụp X-quang, bác sĩ phát hiện cậu đã nuốt phải một cục pin đồ chơi.
Marisa nói: "Khi bác sĩ nói với tôi rằng trong cơ thể con tôi có một vật trông giống như một cục pin, thì tôi bắt đầu la hét vì hoảng sợ".
Sau đó, cậu bé được đưa đến Bệnh Viện Nhi Đồng Connecticut, tại đây, bác sĩ đã phẫu thuật để lấy cục pin ra, và cậu được đặt nội khí quản trong hơn hai tháng. Gia đình cho biết họ đã cầu nguyện bên cạnh giường cậu bé hàng ngày. Trong quá trình hồi phục, cậu bé mất khả năng ăn uống, đi lại, nói chuyện, và vẫn phải thở bằng máy. Trong khi cậu đang cố hồi phục để bắt kịp bạn bè, thì các bác sĩ lo rằng không biết liệu cậu có phải thở bằng máy vĩnh viễn hay không.
Gia đình cô Marisa chia sẻ câu chuyện này để cảnh báo các bậc cha mẹ khác rằng có pin trong nhà sẽ rất nguy hiểm cho các bé.
Cô Marisa nói rằng: “Thật khó khăn khi bây giờ chúng tôi phải nhớ lại những gì đã xảy ra, nhưng chuyện đó cực kỳ nguy hiểm. Nếu chúng tôi biết trước, chúng tôi sẽ không bao giờ để bất kỳ đồ chơi nào có pin trong nhà."
Lý giải những nguyên nhân gây ra bệnh "vô cảm"
11 lợi ích của ngủ không mặc quần lót đối…
Enzyme Pepsin, chất quan trọng trong hệ thống trao đổi…
Làm thế nào khi trẻ lỡ uống phải dầu hỏa
Phương pháp xóa xăm bằng laser và tác dụng phụ
Slime - chất nhờn ma quái và hậu quả khôn…
3 tư thế "yêu" trong phòng tắm giúp cặp đôi…
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của Chà Là…
L-Carnitine: Lợi ích và liều lượng an toàn khi sử…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX