Phát hiện "dải ngân hà ma quỷ" trong suốt như ảo ảnh
A. Thư 04/03/2018 05:30 PM
Hình ảnh mới nhất quan sát được qua kính thiên văn Hubble đã khiến các nhà thiên văn học bối rối và đặt tên cho nó là "ghost galaxy" – dải ngân hà ma quỷ.

Dải ngân hà mang tên NGC1052-DF2, cách Trái Đất của chúng ta 65 triệu năm ánh sáng. Cấu trúc của nó hoàn toàn khác lạ so với các dải ngân hà xoắn ốc khác, có rất ít các ngôi sao nằm thành từng nhóm, tạo nên những cụm sáng bất thường. Những nghiên cứu xung quanh dải ngân hà ma quỷ là công trình của Đại học Yale và Viện Khoa học Kính thiên văn không gian (Mỹ).

"Dải ngân hà ma quỷ" gần như trong suốt và có thể nhìn xuyên thấu. Ảnh: SCIENCE PHOTO LIBRARY

Thông thường, không thể quan sát xuyên qua một dải ngân hà. Hệ mặt trời nằm trên phần rìa của một dải ngân hà xoắn ốc thông thường. Không một thiết bị quan sát thiên văn tối tân nào có thể giúp chúng ta nhìn xuyên qua các vật chất ở tâm dải ngân hà để quan sát phía bên kia dải ngân hà của chính chúng ta.

Nhưng với "dải ngân hà ma quỷ", các nhà thiên văn thậm chí nhìn thấy các dải ngân hà xoắn ốc khác phía sau nó như nhìn xuyên qua một tấm kính mờ vì bản thân nó gần như trong suốt, như một ảo ảnh.

Một dải ngân hà thông thường với các vật chất và các ngôi sao dày đặc, không thể nhìn xuyên qua. Ảnh: SCIENCE PHOTO LIBRARY

Các nhà khoa học lý giải rằng có thể dải ngân hà ma quỷ này đã mất đi các "vật chất tối" của nó. Vật chất tối là một loại vật chất giả thuyết trong vũ trụ, chưa lý giải được thành phần, không thể quan sát được bằng kính thiên văn do không phản chiếu đủ bức xạ điện từ nhưng có một lực hấp dẫn có thể đo được. Ước tính nó chiếm khoảng 70% vật chất trong vũ trụ. Lỗ đen cũng là một dạng vật chất tối.

Ở đây, sự thiếu hụt vật chất tối mật độ vật chất trong thiên hà quá loãng đến mức nó trông mờ tỏ như một bóng ma.

Theo nhà nghiên cứu Pieter van Dokkum, tác giả chính của nghiên cứu, dải ngân hà ma quỷ này đưa đến một góc nhìn khác về sự hình thành và các vật chất trong vũ trụ.

Theo: A.Thư/NLĐ

Author: A. Thư

News day