Ung thư buồng trứng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Mỗi năm khoảng 7.300 phụ nữ ở Anh mắc bệnh. Bệnh thường không được phát hiện cho đến khi nó đã lan rộng. Thậm chí sau khi điều trị thành công, căn bệnh ung thư này vẫn có thể quay lại. Chỉ có một nửa số phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng sống được thêm 5 năm hoặc lâu hơn.
Vắc xin ung thư đã đem lại kết quả đáng hy vọng trong các thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, trên toàn thế giới rất ít người đã đưa nó vào sử dụng thường xuyên.
Nhiều loại vắc xin được tạo ra nhằm các tế bào miễn dịch có khả năng nhận biết các phân tử đặc biệt thường có trong tế bào ung thư, nhưng điều này có thể không thành công vì những người khác nhau có khối u khác nhau.
Để giải quyết vấn đề này, Giáo sư Lana Kandalaft từ Đại học Lausanne, Thụy Sĩ và nhóm của cô đã tạo ra các vắc-xin phù hợp với khối u của từng người. Để làm được điều này, họ lấy mẫu từ khối u của người phụ nữ và giết các tế bào bằng axit, làm lộ các phân tử gây bệnh thường bị che khuất bên trong. Sau đó, những tế bào chết này được trộn lẫn với các tế bào miễn dịch từ máu của người phụ nữ, và được nuôi trong phòng thí nghiệm vài ngày trước khi tiêm trở lại cơ thể.
Cơ hội sống sót tăng lên
Để kiểm tra tính an toàn của phương pháp này, Kandalaft và các đồng nghiệp đã tiêm vắc-xin cá nhân cho 5 phụ nữ bị ung thư buồng trứng tái phát. Họ cũng đã tiêm phòng vắc-xin cho 20 phụ nữ khác bị ung thư buồng trứng, kết hợp với một hoặc hai loại thuốc hóa trị. Những loại thuốc hóa trị có thể vừa giết chết tế bào ung thư vừa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Những phụ nữ này 3 tuần được tiêm một liều vắc-xin một lần, tiêm liên tục trong 15 tuần, và sau đó tiêm hàng tháng cho đến khi họ có dấu hiệu tiến triển hoặc nguồn vắc-xin của họ hết.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng vắc-xin an toàn và đã kích hoạt phản ứng miễn dịch chống lại khối u của phụ nữ. Những phụ nữ có phản ứng miễn dịch mạnh hơn có khả năng sống lâu hơn. Những người được tiêm vắc-xin kết hợp với dùng hai loại thuốc hóa trị có tỷ lệ sống thêm 2 năm là 80%, trong khi những người chỉ dùng thuốc hóa trị chỉ có tỷ lệ sống thêm 2 năm là 50%.
Ung thư buồng trứng có thể tái phát lại ở 85% phụ nữ đã trải qua phẫu thuật. Do đó, Tiến sĩ Kandalaft nghĩ rằng một loại vắc-xin có thể được sử dụng sau phẫu thuật để giảm nguy cơ này tái phát bệnh. Vị tiến sĩ cho biết việc giữ lại khối u sau phẫu thuật rất quan trọng vì họ cần chúng để điều chế loại vắc-xin cá nhân phù hợp với từng người.
Lý giải những nguyên nhân gây ra bệnh "vô cảm"
11 lợi ích của ngủ không mặc quần lót đối…
Enzyme Pepsin, chất quan trọng trong hệ thống trao đổi…
Làm thế nào khi trẻ lỡ uống phải dầu hỏa
Phương pháp xóa xăm bằng laser và tác dụng phụ
Slime - chất nhờn ma quái và hậu quả khôn…
3 tư thế "yêu" trong phòng tắm giúp cặp đôi…
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của Chà Là…
L-Carnitine: Lợi ích và liều lượng an toàn khi sử…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX