Trình duyệt của Alibaba bị Google cấm cửa
Thanh Bông 11/22/2017 11:30 AM
Mới đây, trình duyệt UC Browser của tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc Alibaba bỗng dưng biến mất khỏi kho ứng dụng Google Play. Lý do được đưa ra có thể là vì nghi trộm dữ liệu.

Mặc dù bị gạch tên, nhưng cộng đồng mạng đều không biết chính xác lý do của hành động này là gì. Ngay cả Google và UC Browser đều không đưa ra lời giải thích rõ ràng nào. Tuy nhiên, xét về khía cạnh loại bỏ trình duyệt UC Browser khỏi Google Play thì chỉ có thể xuất phát từ 1 nguyên nhân, đó là đánh cắp dữ liệu.

UC Browser bị Google Play nghi ngờ rằng trình duyệt này bí mật chuyển dữ liệu đánh cắp về máy chủ tại Trung Quốc. Hiện nay cũng không rõ lệnh cấm này chỉ mang tính tạm thời hay sẽ là vĩnh viễn.

Vụ việc này được cho là bắt đầu từ tháng 8 năm nay, khi nhiều người dùng phàn nàn rằng trình duyệt của công ty Trung Quốc xâm phạm các thiết lập riêng tư trên máy tính của họ.

Trình duyệt UC Browser trước khi nguy bị cấm cửa nhiều nơi. Ảnh: news.zing.vn

UC Browser bị tố là vẫn giữ quyền kiểm soát thiết lập máy chủ DNS ngay cả khi người dùng đã gỡ trình duyệt này khỏi máy tính. Ngay lúc đó, Google đã úp mở về lệnh cấm cửa UC Browser, nhưng phải 3 tháng sau, lệnh cấm này mới thành hiện thực.

Ngoài Google, Bộ CNTT và Điện tử Ấn Độ cũng đang cân nhắc lệnh cấm UC Browser trong bối cảnh nước này có căng thẳng với Trung Quốc tại khu vực tranh chấp Doka La.

Phát ngôn viên UC Browser vẫn khẳng định rằng công ty này coi trọng an ninh dữ liệu và thông tin riêng tư của người sử dụng.

UC Browser được coi là trình duyệt được dùng phổ biến tại Ấn Độ, chiếm 37,33 thị phần chung (chỉ đứng sau Google Chrome) và đứng số 1 về trình duyệt di động với 45,08% thị phần. Đầu năm vừa rồi, Trung tâm Phát triển và Đào tạo Nâng cao (C-DAC) tại thành phố Hyderabad, Ấn Độ đã tiến hành phân tích cách thức trình duyệt UC Browser gửi dữ liệu, gồm cả thông tin vị trí, về máy chủ Trung Quốc. Cuối cũng, C-DAC đã cáo buộc UC Browser thực hiện hành vi sai trái này.

Ảnh: techrum.vn

Trên thực tế, UC Browser đã từng bị nêu tên lần đầu vào năm 2015 khi Đại học Toronto đánh giá nguy cơ đánh cắp dữ liệu của trình duyệt này. Trong cuộc điều tra đó, Đại học Toronto đã cáo buộc UC Browser bí mật gửi dữ liệu vị trí của người dùng, thông tin mà họ tìm kiếm, số điện thoại di động và cả mã thiết bị truy cập cho bên thứ ba.

Author: Thanh Bông

News day